- mixer karaoke nào hay776
- đầu karaoke nào xịn nhất hiện nay608
- dàn karaoke 2x1287
- Dàn karaoke vidia5975
- Micro có dây369
- Micro không dây754
Vẻ ngoài của loa Bose 301 Series IV đã có nhiều thay đổi so với các "đàn anh" của mình. Các góc loa được bo tròn mềm mại hơn, thay thế cho các góc cạnh sắc bén như trên loa Series II và Series III.
Khoảng cách giữa các loa cũng được đẩy ra xa hơn và kích thước loa tweeter cũng được thay đổi. Mỗi loa tweeter được bố trí ở hai bên của loa, khác với thiết kế cùng một phía như các mẫu loa trước của Bose, điều này tạo ra những dải tần số cao tự nhiên và lan tỏa hơn.
Một lớp quây trong thùng loa Bose 301 Series IV đã được tạo mới nhằm tạo ra tiếng bass tốt hơn. Loa bass lớn được bố trí ngay giữa thùng loa để đánh hướng chính diện.
Loa Bose 301 Series IV được làm từ gỗ cao cấp, lưới loa rất căng và chắc chắn. Loa được trang bị hai lỗ thông hơi ở mặt trước để tản nhiệt, giúp Bose 301 Series IV có thể hoạt động liên tục trong thời gian dài mà vẫn hạn chế tối đa hư hỏng loa.
Loa Bose 301 Series IV có khả năng phối ghép với nhiều loại amply khác nhau, nên người dùng có thể thoải mái trong việc phối ghép với mọi dàn âm thanh theo mong muốn.
Với loa bass có kích thước 20cm kết hợp với công nghệ Direct/Reflecting nên loa Bose 301 Series IV mang lại cho người nghe âm thanh trung thực và sâu lắng hơn.
Bose 301 Series IV là dòng loa chủ yếu để nghe nhạc nên loa thích hợp với hầu hết các dòng nhạc nhẹ nhàng, nhưng dù chơi các loại nhạc dance hay remix, loa cũng đáp ứng được rất tốt.
Củ loa treble của Bose 301 Series IV được bố trí hai chiều đặc biệt nên mức độ phủ âm của loa rất tốt, có thể cảm nhận được âm thanh hay nhất dù đứng ở mọi vị trí trong phòng nghe.
Loa Bose 301 Series IV cho âm thanh uy lực, xử lý các vực âm hoàn hảo mà không bị méo hay vỡ tiếng. Loa còn hỗ trợ người dùng karaoke ở phòng có diện tích nhỏ.
HƯỚNG DẪN LƯU Ý KHI SỬ DỤNG LOA
1. Công xuất nguồn cung cấp cho loa karaoke phải luôn đủ.
-- công suất của ampli cung cấp nhỏ hơn so với công suất tối thiểu cần thiết cho chế độ làm việc của loa. Chẳng hạn, không thể dùng ampli đèn single công suất vài watt để kéo một cặp loa có độ nhạy chỉ 85 dB. Khi ampli cung cấp công suất quá nhỏ thì có nghĩa là nó phải “gồng sức” để tải cặp loa, và lúc đó tín hiệu của ampli cung cấp ra loa sẽ bị chia cắt dưới dạng sóng vuông.
2. không làm việc trong điều kiện quá nóng, Không để các thiết bị chồng chéo lên nhau.
-- Trong trường hợp chồng lên nhau, việc làm này sẽ làm bịt kín các lỗ tản nhiệt của một số thiết bị nằm dưới. làm giảm tuổi thọ của thiết bị, nhất là làm cho một số linh kiện bên trong như sò công suất, ổn áp… rất mau bị hỏng.
-- Khi hoạt động hệ thống âm thanh tỏa ra lượng nhiệt khá nhiều, trong điều kiện quá nóng thì thiết bị âm thanh sẽ gặp ảnh hưởng không hề nhỏ, ảnh hưởng đến công suất cũng như chất lượng hệ thống âm thanh, đồng thời làm giảm tuổi thọ của thiết bị
3. Đấu nối cẩn thận, tránh làm ngắn mạch.
-- Không để amply/receiver tải quá nhiều loa. Thông thường, các amply đời mới luôn có bộ phận bảo vệ hiện tượng ngắn mạch do một sơ suất vô tình nào đó của người sử dụng. việc đấu nối quá nhiều loa vào một ampli không phải là một ý tưởng tốt, trừ phi ampli của bạn có công suất rất lớn và trở kháng ra nhỏ.