Loa Karaoke Và Tất Tần Tận Những Điều Nhất Định Phải Biết
Loa là thiết bị quan trọng trong hệ thống dàn âm thanh hiện đại ngày nay. Loa karaoke đóng vai trò phát tín hiệu âm thanh nhằm đem lại chất âm sáng và hay nhất. Tuy nhiên, Vidia nhận thấy có một số trường hợp là anh chị mua loa karaoke về nhà mới biết mình bị nhầm, chất lượng âm thanh không như ý muốn. Hoặc mua về rồi phối ghép với dàn không hay... Lý do gây nên tình trạng này là do anh chị chưa thật sự hiểu rõ về loa cũng như cách chọn loa karaoke phù hợp.
Qua bài viết này, Vidia xin giới thiệu đến anh chị phương pháp chọn loa, những lưu ý trong quá trình sử dụng, cách lắp đặt bảo quản loa cũng như tất cả thông tin liên quan đến loa karaoke nhé. Nào, hãy cùng Vidia tìm hiểu ngay!
Mục lục
1. Những điều cần biết về loa karaoke
1.1 Loa karaoke là gì?
2.2 Tầm quan trọng của loa karaoke đối với dàn karaoke
2. Phân biệt loa karaoke
2.1 Loa karaoke chuyên dụng truyền thống
2.2 Loa Full 1 treble
2.3 Loa karaoke dạng đứng
3. Chọn loa karaoke như thế nào?
3.1 Thông số kỹ thuật
3.2 Kích thước phòng
3.3 Giá thành sản phẩm
3.4 Cấu tạo loa karaoke
3.5 Chất liệu thùng loa karaoke
3.6 Chọn loa karaoke tương thích với những thiết bị đang có
4. Những lưu ý khi mua loa karaoke
5. Một số thương hiệu loa karaoke tốt nhất hiện nay
5.1 Các thương hiệu loa karaoke
5.2 Đập hộp, review một số sản phẩm loa karaoke
6. Nguyên nhân khiến loa karaoke trong dàn karaoke gia đình bị hỏng
6.1 Sử dụng không đúng các nút chỉnh loa karaoke
6.2 Chưa phối theo nguyên lý hoạt động của loa karaoke
7. Cách chọn công suất loa karaoke phù hợp với các thiết bị trong dàn
7.1 Chọn loa karaoke phù hợp với amply
7.2 Chọn loa karaoke phù hợp với cục đẩy công suất
8. Các bước set up loa karaoke gia đình
9. Hướng dẫn cách sử dụng loa karaoke đúng cách
10. Một số thông tin thêm về loa karaoke cho dàn âm thanh gia đình
10.1 Thiết kế hệ thống âm thanh âm trần
10.1.1 Tổng quan về hệ thống âm thanh âm trần
10.1.2 Tìm hiểu về loa âm trần trong hệ thống âm thanh âm trần
10.1.3 Đặc điểm vượt trội nổi bật của hệ thống âm thanh âm trần
10.2 Hướng dẫn các bước lắp đặt âm thanh âm trần
11. Tổng kết
1. Những điều cần biết về loa karaoke
Để chọn loa karaoke phù hợp với dàn karaoke nhà mình, anh chị cần có kiến thức về loa để anh chị lựa chọn tốt hơn. Do vậy, trước tiên Vidia sẽ cung cấp thông tin cơ bản về loa karaoke cho anh chị.
1.1 Loa karaoke là gì?
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại loa, được chia theo nhiều loại khác nhau và tùy vào mục đích sử dụng như: loa karaoke, loa nghe nhạc, loa hội trường. Mỗi loại loa có những đặc trưng khác nhau, được thiết kế riêng cho từng mục đích cụ thể.
Khác với loa nghe nhạc, loa karaoke được thiết kế chuyên dụng cho việc hát karaoke, có vai trò khuếch đại những tần số âm thanh đã được xử lý ra ngoài không gian và truyền đến tai người nghe.
Loa karaoke chuyên dụng có rất nhiều loại và nhiều nhãn hiệu khác nhau. Nhưng tóm lại, điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất là loa karaoke thường đồ sộ hơn, chắc chắn hơn. Bên trong loa karaoke thường có họng loa lớn hơn nhiều so với loa thông thường.
1.2 Tầm quan trọng của loa karaoke đối với dàn karaoke
Loa karaoke sẽ chịu trách nhiệm phát ra âm trực tiếp từ nguồn phát âm thanh. Còn với các dòng loa karaoke khác thì được cấu tạo thông thường chỉ có 3 hoặc 4 đường tiếng và được phát thông qua bộ khuếch đại nhằm truyền tải âm thanh trực tiếp từ giọng ca ra bên ngoài. Một cặp loa karaoke thật sự chất lượng phải đảm bảo tiếng không bị vỡ hoặc rè, tiếng bass êm và chắc, có khả năng nâng giọng hát của người sử dụng. Vì vậy anh chị cần lựa chọn cặp loa karaoke tốt để đem đến chất âm hay nhất cho gia đình nhà mình.
2. Phân biệt loa karaoke
2.1 Loa karaoke chuyên dụng truyền thống
Loa karaoke chuyên dụng truyền thống có đặc điểm dễ nhận biết nhất: Là loại loa sử dụng 3 loa 3 đường tiếng (mỗi củ loa phụ trách một dải trầm/trung/cao), hoặc 5 loa 3 đường tiếng (1 loa bass, 2 loa mid, 2 loa Treble).
Sản phẩm loa karaoke này đa phần được sử dụng rộng rãi cho nhiều phân khúc như: loa karaoke giá rẻ, loa karaoke bình dân, loa karaoke cao cấp. Phục vụ cho nhu cầu gia đình, kinh doanh chuyên nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay do nhu cầu chất âm mạnh, công suất lớn, phần nào thị phần bị giảm sút do các dòng loa chuyên nghiệp đáp ứng nhu cầu phòng hát kinh doanh cũng như gia đình tốt hơn nhiều.
Thiết kế treo tường, theo tính toán của nhà sản xuất và các kỹ sư, chuyên gia đảm bảo chất âm tốt nhất từ dải trung trầm đến dải cao. Phát huy tốt nhất giọng hát thoáng, rộng và dày tiếng, kèm với tín hiệu nhạc phong phú, phát huy hết tính năng, hiệu quả của bộ dàn karaoke nói chung và loa karaoke nói riêng. Chính những lý do đó nên yêu cầu vị trí treo loa tối thiểu từ 2.5m trở lên đến 2.8m so với mặt nền. Tuy nhiên với một số lý do đặc biệt không thể treo loa được. Anh chị vẫn có thể linh hoạt đặt loa trên kệ hoặc trên nóc tủ. Nhưng cách xử lý âm thanh không được hay như khi treo loa lên cao, song phần nào vẫn đáp ứng được nhu cầu ca hát. Điều này cần thêm chút hiểu biết và kinh nghiệm căn chỉnh amply tốt nhất để tránh micro bị hú, rít.
2.2 Loa Full 1 treble
Đây là dòng loa karaoke chuyên nghiệp, hiện đại nhất hiện nay. Đặc điểm nổi bật của loại loa này là sử dụng 2 củ loa. 1 củ loa toàn dải phụ trách dải trung/trầm và 1 loa Tweeter (thường là dạng kèm) phụ trách dải cao. Vì vậy, mới gọi là loa Full 1 treble, hoặc hay được gọi tắt là loa Full. Dòng loa full cho chúng ta một chất lượng âm thanh giòn rã, uy lực, độ bền dẻo dai theo nhu cầu sử dụng lâu dài. Anh chị sẽ có cảm giác như bước vào một không gian hội trường biểu diễn, quán bar,...
Tất nhiên tùy theo tính chất, mục đích của từng công việc, hệ thống loa karaoke chuyên nghiệp, sẽ được đầu tư như thế nào cho phòng hát gia đình hạng sang, phòng trà, hoặc quán hát. Thế nhưng, chúng ta vẫn nhìn thấy loa được lắp đặt ở các vị trí treo tường, theo nguyên tắc của loa karaoke truyền thống. Anh chị có thể thấy cách bố trí treo loa rất đa dạng, linh hoạt, từ treo ngang, treo dọc, đến đặt trên chân loa... Phụ thuộc kỹ thuật setup hoặc vị trí, không gian căn phòng là thẳng đứng hay nằm ngang. Đây là yếu tố chuyên nghiệp mà nhà sản xuất đã tính toán trước.
2.3 Loa karaoke dạng đứng (loa cây, loa đứng)
3 Chọn loa karaoke như thế nào?
Để lựa chọn loa karaoke gia đình ưng ý và chất lượng, phù hợp với ý thích của mình cũng như dàn karaoke gia đình, anh chị hãy để ý những điều cơ bản sau.
3.1 Thông số kỹ thuật
Dù là người dày dặn kinh nghiệm hay mới bắt đầu tiếp xúc với thiết bị âm thanh thì đều quan tâm đến thông số kỹ thuật. Điều này giúp anh chị hiểu hơn về sản phẩm mình chuẩn bị mua. Với loa karaoke, anh chị cần chú ý đến những thông số sau:
- Thứ nhất: Số đường tiếng của loa karaoke
Số đường tiếng chính là số loại củ loa mà chiếc loa karaoke đó sở hữu. Hiện nay, có 3 loa đường tiếng và loa 2 đường tiếng. Loa 3 đường tiếng phải có đủ 3 loa tái tạo 3 dải âm thanh bass, mid và treble. Nếu thiếu 1 trong 3 loại này thì sẽ là loa 2 đường tiếng, riêng với loa sub (loa siêu trầm) chỉ có duy nhất 1 đường tiếng.
- Thứ 2: Số lượng và kích thước củ loa bass
Củ loa là bộ phận quan trọng nhất của loa. Có nhiệm vụ chuyển tín hiệu thành sóng âm thanh thông qua chuyển động của màng loa. Có 4 loại củ loa phổ biến đó là Tweeter (tái tạo dải cao), Woofer (tái tạo dải thấp), Midrange (tái tạo dải trung) và Sub woofer (tái tạo dải siêu thấp).
Kích thước của từng loại củ loa cũng khác nhau. Ví dụ của loa Tweeter thường bé, còn kích thước của Woofer phải đủ lớn để cho chất lượng âm thanh mạnh mẽ. Củ loa càng lớn thì công suất âm thanh cũng sẽ càng lớn, đơn vị tính của củ loa bass là inch. Tùy thuộc và mục đích sử dụng để chọn củ loa phù hợp.
- Thứ 3: Dải tần số đáp ứng của loa karaoke
Đây là thông số giúp anh chị biết khả năng tái tạo âm thanh của loa karaoke. Mức tầm số thông thường mà con người có thể nghe thấy là từ 20hz đến 20khz. Vì vậy, trong khi chọn mua loa anh chị nên chọn những sản phẩm có thể tái tạo được âm thanh trong khoảng tần số này.
- Thứ 4: Độ nhạy của loa karaoke
Độ nhạy của loa karaoke giúp anh chị có thể hiểu được âm lượng đạt được của loa khi kết hợp cùng amply và nó quyết định chất lượng của âm thanh. Đây là yếu tố giúp anh chị chọn amply phù hợp.
- Thứ 5: Trở kháng của loa karaoke
Với loa karaoke, trở kháng càng lớn thì loa hoạt động càng ổn định, kết nối với amply hiệu quả hơn. Ngoài ra, loa có trở kháng càng cao thì khả năng truyền âm thanh càng xa. Nhờ đó ở khoảng cách xa hay gần, chất lượng âm thanh vẫn đảm bảo nghe hay và sáng. Loa karaoke trong dàn âm thanh thường có trở kháng là 8Ohms.
Thứ 6: Công suất của loa karaoke
Công suất của loa karaoke giúp anh chị biết được độ lớn của âm lượng. Khi chọn loa karaoke anh chị nên lưu ý đến sự tương thích giữa công suất của loa với công suất của amply để đảm bảo chất lượng âm thanh cũng như hiệu quả hoạt động của cả dàn âm thanh và tuổi thọ của từng thiết bị.
- Thứ 7: Kích thước và khối lượng của loa karaoke
Hiện nay, loa karaoke có chủng loại và mẫu mã khác nhau. Tùy vào mục đích sử dụng mà lựa chọn kích thước phù hợp, anh chị lưu ý không phải loa càng to thì sẽ đạt cả về chất lượng và thẩm mỹ, hãy chọn những chiếc loa karaoke có kích thước phù hợp với không gian sử dụng.
Tùy vào từng loại loa karaoke mà có khối lượng khác nhau. Ví dụ loa karaoke BMB CSX 1000 có khối lượng 18.5 kg. Chiếc loa AAD KM8 chỉ nặng 9.5 kg. Việc lựa chọn loa chưa dừng lại ở thông số kỹ thuật. Để tìm ra được thiết bị phù hợp nhất với mình, tiêu chí tiếp theo mà anh chị cần quan tâm là kích thước phòng.
3.2 Kích thước phòng
Tiếp theo, khi quyết định mua bộ dàn karaoke nói chung và loa karaoke nói riêng, anh chị nên xác định phòng hát của nhà mình tầm bao nhiêu m2 (Trong đó nếu phòng không kín thì anh chị phải cộng thêm từ 5 - 10m2). Như vậy mới đảm bảo âm thanh loa karaoke của anh chị có thể lan tỏa rộng khắp.
Thông thường, phòng để hát karaoke có diện tích từ 20m2 trở xuống, anh chị chỉ nên sắm loa karaoke có công suất từ 100 - 150W/loa là vừa đủ công suất. Nếu phòng hát karaoke của anh chị có diện tích lớn hơn thì có thể kết hợp thêm một đôi loa nữa để cho âm hay, đầy đủ và chặt chẽ hơn.
3.3 Giá thành sản phẩm
Giá thành là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của loa karaoke. Khi giá tiền được nâng lên thì chất lượng sản phẩm cũng sẽ được cải thiện đáng kể.
Cũng giống với các thiết bị âm thanh khác, loa karaoke hiện được chia làm 3 loại là loa karaoke giá rẻ, loa karaoke tầm trung và loa karaoke cao cấp. Anh chị nên xác định chi phí đầu tư dàn âm thanh của mình là bao nhiêu để có lựa chọn phù hợp nhất.
3.4 Cấu tạo loa karaoke
Về cơ bản, loa nào cũng có thể sử dụng để hát karaoke. Tuy nhiên là chất lượng âm thanh tương xứng như thế nào với số tiền mà anh chị đầu tư.
Thông thường các hãng loa ghi công suất mang tính tương đối cao nên khi anh chị chọn loa karaoke thì hãy tìm hiểu kỹ và nghe tư vấn của đội ngũ kỹ thuật được đào tạo bài bản, có đủ kiến thức và khả năng để mang đến cho anh chị những lời khuyên tốt nhất. Giúp anh chị chọn được loa karaoke có công suất đúng theo ý của mình cũng như phù hợp với không gian nhà mình.
Nếu muốn mua loa karaoke có công suất lớn, anh chị nên sắm amply karaoke có đủ công suất phát, nếu không sẽ gây ra hiện tượng phát ra âm thanh không chuẩn hoặc có thể làm cháy amply.
Loa dùng cho hát karaoke thường có màng loa bằng kim loại vì đem đến âm thanh sắc sảo hơn, thể hiện đúng chất giọng của người hát hơn là loại loa có màng bằng giấy. Nếu diện tích phòng hát karaoke nhà mình dưới 25m2, anh chị nên chọn cặp loa bass 20. Còn nếu diện tích lớn hơn anh chị có thể chọn những chiếc loa bass 30, 35. Khi đó anh chị sẽ cảm nhận được những âm thanh thật sự chất lượng.
3.5 Chất liệu thùng loa karaoke
Có một số anh chị hiểu sai rằng không phải loa karaoke càng to thì âm thanh càng tốt, chất lượng âm phụ thuộc vào chất liệu thùng. Đừng chọn bộ loa có thùng đóng bằng gỗ ọp ẹp, mỏng tanh, vì đó là hàng không mấy chất lượng. Thùng loa karaoke tốt phải được đóng bằng gỗ chắc, cứng hoặc nhựa cứng đã qua xử lý. Ưu tiên lựa chọn loại thùng có gỗ ép dày khoảng 15mm để âm thanh nghe trong và hay hơn.
3.6 Chọn loa karaoke tương thích với những thiết bị đang có
Nếu anh chị chọn mua cả bộ thì sẽ tương đối dễ dàng vì các thiết bị đi kèm với nhau, hoạt động tương thích ngay từ đầu. Nhưng với những anh chị đã sở hữu dàn amply, đầu DVD… và chỉ có nhu cầu mua loa karaoke thì nên chọn lựa kỹ càng hơn.
Bật mí anh chị một mẹo nhỏ, đó là nếu đang sở hữu các thiết bị Âu Mỹ thì có thể chọn mua loa karaoke của các nhãn hiệu Âu, Mỹ. Đa số chúng sẽ hoạt động khá ổn khi kết hợp với nhau. Các thương hiệu Châu Á thường sản xuất dàn karaoke đồng bộ nên có thể mua nguyên dàn hoặc mua cùng nhãn hiệu với các thiết bị có sẵn.
4. Những lưu ý khi mua loa karaoke
- Chọn loa theo sở thích nghe nhạc
Loa có chất âm tuyệt hảo là loa có thể biểu diễn tốt tất cả mọi thể loại nhạc, từ nhạc thính phòng, giao hưởng, trữ tình cho đến nhạc rock, dance,... Tuy nhiên, không phải dòng loa karaoke nào cũng có thể đảm nhận hết tất cả các thể loại đó. Mỗi loa đều có sở trường cho từng thể loại nhạc khác nhau. Do vậy, anh chị nên tìm những dòng loa karaoke phù hợp với phong cách nghe nhạc của mình, để được nghe những âm thanh tuyệt vời nhất.
Nếu anh chị hay nghe nhạc hòa tấu nhẹ nhàng và phòng hát karaoke nhà anh chị có không gian hạn chế thì loa book - shelf là lựa chọn tốt nhất. Ngược lại, những anh chị yêu thích nhạc rock thì cần âm thanh có độ mở tần số cao thấp và tiếng bass chắc thì nên chọn loa karaoke dạng cột hoặc loa karaoke có thùng với kích cỡ lớn.
Khi đi mua loa karaoke, anh chị nên thử những thể loại nhạc yêu thích ngay tại cửa hàng với những cặp loa khác nhau, từ từ đưa ra quyết định chính xác nhất. Tránh trường hợp thích nhạc rock mà mua loa nghe ballad sẽ làm anh chị thất vọng khi đã rinh loa về nhà.
- Kiểm tra chất âm trước khi mua loa karaoke
Công việc quan trọng nhất khi chọn mua loa karaoke là anh chị phải kiểm tra kỹ chất âm. Không nên mua loa khi anh chị chưa nghe thử hoặc chưa đánh giá được chất âm. Anh chị nên kiểm tra, tìm hiểu và so sánh các dòng loa karaoke khác nhau trước khi quyết định mua.
Một lưu ý anh chị nên để ý khi mua loa karaoke. Đó là chất lượng của bộ dàn đang nghe thử có tương đương với bộ dàn anh chị sở hữu tại nhà anh chị hay không? Có nhiều trường hợp loa karaoke thử tại cửa hàng mang đến chất âm cực hay. Nhưng khi mua thiết bị lại không có hiệu quả như mong muốn. Là do chất lượng dàn karaoke của anh chị quá chênh lệch với dàn tại cửa hàng hoặc do anh chị cân chỉnh chưa đúng. Vì vậy, anh chị nên kiểm tra thật kỹ mọi thứ trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Cũng đừng nên vì nghe tàm tạm mà chọn một bộ loa karaoke rẻ, bộ loa có vài khuyết điểm chỉ sau đôi ba lần chơi nhạc sẽ làm âm thanh xuống cấp trầm trọng. Lúc đó anh chị lại phải tốn công sức và thời gian đi tìm một bộ loa karaoke mới.
- Chọn thương hiệu loa karaoke uy tín
Thương hiệu cũng là yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn loa karaoke. Không chỉ đảm bảo chất lượng và độ bền, những dòng loa karaoke chính hãng đến từ các nhà sản xuất uy tín còn có chế độ bảo hành và hậu mãi tốt nhất. Những thương hiệu nổi tiếng được ưa chuộng có thể kể đến như loa Jarguar, BF Audio, JBL,...
Tuy nhiên, một điều bất cập khi anh chị lựa chọn các thương hiệu này là tình trạng hàng giả, hàng nhái xuất hiện tràn lan. Chính vì thế, anh chị nên tìm đến những cơ sở uy tín, phân phối chính hãng để lựa chọn được loa karaoke chất lượng nhất.
5. Một số thương hiệu loa karaoke tốt nhất hiện nay
Nếu anh chị đang có nhu cầu mua loa karaoke cho dàn âm thanh của gia đình mình, hay cho quán, phòng hát,... nhưng phân vân không biết nên chọn mua loa nào thì tốt và âm thanh nghe đã tai. Để chắc chắn hơn cho sự lựa chọn lựa của mình, hãy cùng Vidia tìm hiểu kỹ hơn về ưu điểm của từng dòng loa karaoke tốt nhất hiện nay.
5.1 Các thương hiệu loa karaoke
- Dòng loa karaoke tốt nhất của JBL
Nếu nói về loa JBL, chắc chắn anh chị sẽ nghĩ ngay đến dòng loa hội trường của hãng này. Thế nhưng, loa karaoke của thương hiệu này chắc chắn anh chị cũng không thể bỏ qua, bởi chất lượng âm thanh tuyệt đỉnh và chất lượng cao có độ bền cơ học mà sản phẩm đem lại.
Đặc biệt là trong các không gian quán karaoke, gia đình, phòng xem phim hay chỉ để nghe nhạc thì loa karaoke JBL chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho anh chị. Thương hiệu JBL không chỉ ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường thiết bị âm thanh Việt Nam mà còn đứng vị trí nhất định trên thị trường thế giới và đang phát triển trở thành số 1 trên thị trường loa Việt Nam.
Nếu đánh giá thông số kỹ thuật của loa karaoke JBL thì hầu hết các dòng loa đều được trang bị đường kính bass loa, với chất lượng âm thanh vượt trội, tiếng bass chắc khỏe, sâu mang lại cảm giác tốt cho người nghe. Cho âm thanh mịn - độ chi tiết cao và tròn âm hơn là những ưu điểm nổi bật của dòng loa karaoke này. Khách hàng ưu tiên chọn dòng loa karaoke JBL chính là nằm ở chất lượng cao, mẫu mã đẹp và giá thành hợp lý.
- Dòng loa karaoke hay của Bose
Loa karaoke Bose đã trở thành một cái tên quá quen thuộc với người dân Việt Nam chúng ta nói riêng và toàn thế giới nói chung. Loa Bose với công nghệ âm thanh tuyệt đỉnh trong thời gian đó dường như nó đã làm bá chủ tất cả các hãng loa khác. Sự phát triển, cải thiện về mẫu mã, chất lượng càng ngày càng ưu việt hơn và sang trọng hơn là những ưu thế riêng của dòng loa này hiện nay.
Với trang bị màng loa bằng giấy loa công nghệ cao, bass loa 20 nên loa karaoke bose cho tiếng bass rất mềm và chắc chắn, tách được nhạc rõ ràng, cho tiếng nhạc êm ái, tạo cảm giác tuyệt vời, chắc chắn, căng và đầy ắp căn phòng nhà anh chị.
- Dòng loa karaoke hay của BMB
Đây là dòng loa đến từ Nhật Bản có chất lượng âm thanh tốt, được đánh giá cao và mức giá phù hợp với người dùng hạn chế về tài chính mà vẫn đảm bảo chất lượng. BMB là thương hiệu loa có tên tuổi trên thị trường làng karaoke chuyên nghiệp trên khắp thế giới với chất lượng âm thanh hay.
Những ưu điểm của thương hiệu BMB này bao gồm:
- Mức giá tốt nhất với đầy đủ các tính năng cơ bản về âm thanh
- Thích nghi với nhiều không gian, nhu cầu thưởng thức âm thanh khác nhau
- Mỗi loa được thiết kế có vách ngăn độc đáo, đảm bảo khả năng truyền âm thanh một cách tốt nhất
- Âm thanh thanh thoát, âm vực sâu và rộng là điểm nổi bật của dòng loa này
- Loa trầm, loa treble có sử dụng thêm màng loa giấy, độ tin cậy cao mang đến âm thanh chất lượng cao, rõ ràng, tin cậy.
Trên đây là những dòng loa karaoke với thương hiệu uy tín được nhiều người lựa chọn. Hy vọng với gợi ý trên sẽ giúp anh chị tìm được loa karaoke phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.
5.2 Đập hộp, review một số sản phẩm loa karaoke
- Loa karaoke JBL RM12
Tính năng nổi bật của loa karaoke JBL RM12:
Loa karaoke JBL RM12 có sức mạnh vượt trội, âm thanh rộng, trải đều khắp phòng, sâu, chất âm chuẩn nên cho dù anh chị có ngồi ở bất kì vị trí nào của phòng cũng đều nghe âm thanh với chất lượng như nhau. Sản phẩm được trang bị những công nghệ hiện đại nhất, tính năng tiên tiến nhất mà không phải dòng loa karaoke nào trong phân khúc này cũng làm được.
Loa karaoke JBL RM12 có thiết kế khá mỏng nhưng lại cho công suất khá cao, trải đều khắp phòng, phù hợp với diện tích 30m2. Không giống như những dòng loa truyền thống khác, có hình dáng thô kệch, nặng nề nhưng công suất lại khá thấp, chỉ phù hợp với không gian nhỏ.
Xem thêm thông tin chi tiết về loa JBL RM12 tại đây
- Loa karaoke Bose 301V
Thiết kế
Loa karaoke Bose 301V có thiết kế sang trọng, chuyên nghiệp với màu đen làm chủ đạo đem đến sự mạnh mẽ, chắc chắn cho sản phẩm. Kích thước, hình dáng nhỏ gọn anh chị có thể lắp đặt ở mọi vị trí trong phòng hát.
Hình dáng của loa karaoke Bose 301 seri 5 đã được thu nhỏ lại, mặt được làm cong, nhiều yếu tố nhựa plastic đã được đưa vào thiết kế. Hai loa Tweeter của loa Bose seri 5 đã giảm xuống còn 2 inch, trọng lượng loa cũng nhẹ hơn. Màu sắc của Serie V này cũng gồm màu đen và màu veneer anh đào.
Tính năng
Sử dụng công nghệ Stereo Everywhere độc quyền cho âm thanh stereo bao phủ đều khắp các khu vực nghe mang đến cho bạn một hệ thống âm thanh rộng đầy và trung thực.
Loa karaoke Bose 301V cho âm thanh không tập trung vào 1 khu vực mà ở mọi vị trí đều cho âm thanh trung thực. Tiếng bass chắc mạnh với loa Woofer bền bỉ kết hợp kỹ thuật thông hơi của Bose. Đặc biệt, với tiếng bass chắc mạnh, áp lực âm thanh từ tiếng bass liên tục nhưng người nghe vẫn không cảm thấy bị tức ngực hay cảm giác mệt. Ngoài ra, loa bose 301V còn có thêm cầu chì âm lượng để tự động ngắt nếu âm thanh phát ra quá cao.
Loa karaoke Bose 301V được thiết kế để dễ dàng phối ghép với mọi dòng amply karaoke mang đến cho anh chị sự tiện dụng khi muốn thay đổi amply. Loa sở hữu hệ thống âm thanh rõ ràng và trung thực mang đến cho anh chị một dàn loa karaoke cao cấp phù hợp với mọi không gian phòng.
Xem thêm thông tin chi tiết về loa Bose 301V tại đây
- Loa karaoke BMB CSX - 550 SE
Thiết kế
Loa karaoke BMB CSX - 550 luôn làm hài lòng khách hàng yêu âm nhạc bởi thiết kế sắc sảo, âm thanh sâu lắng. Nó gồm có 3 loa: Một loa trầm (woofer) gần ở trung tâm của thùng loa, cung cấp âm trầm sâu. Một loa trung (squawker) tái tạo tần số trung bình/cao, và một loa âm cao (tweeter) tạo âm cao. Loa âm trung và âm cao được lắp ở các góc cụ thể ở thùng loa. Ngoài ra âm trung còn được căn góc với bất kì hướng nào để hỗ trợ cho các điều kiện môi trường khác nhau. Chúng được cài đặt mặc định ở các vị trí tiêu chuẩn để tạo ra trường âm thanh cho khắp gian phòng ở trong các căn phòng lớn.
Tính năng
Loa karaoke BMB CSX - 550 SE Có tính năng đa cấu hình đa loa bằng phương pháp đa hướng, có khả năng mang lại âm thanh nổi ngay cả khi ở trong một phòng nhỏ, hẹp.
Sự kết hợp loa karaoke công suất cao với công nghệ hiện đại theo chuẩn: 300W/công suất tối đa: 700W, từ các màng loa, đường kính loa mid khá rộng đến các nam châm chịu nhiệt lớn được thiết kế đặc biệt. Do đó có khả năng chịu được công suất rất cao, độ tăng giảm âm rộng, không bị vỡ tiếng. Vì vậy, anh chị có thể thưởng thức hiệu ứng âm thanh một cách chân thật và sống động.
Thích nghi nhiều không gian và gu thưởng thức karaoke khác nhau. Các loa bên trái và bên phải có thể điều chỉnh theo nhiều hướng.
Tiếng treble và các nốt cao sẽ được chia thành hai nhóm được lắp đặt lệch hướng với loa trầm để đạt được hiệu ứng âm thanh ba chiều mạnh mẽ. Bên cạnh đó, bằng cách điều chỉnh tiếng treble và các nốt cao của loa, ngay cả trong một căn phòng rộng vẫn cho phép phát ra một dải âm rộng từ loa trầm và loa treble với cấu trúc đặc biệt nhằm truyền tải đến mọi góc của căn phòng. Loa Mid cho tiếng hát sang trọng, thanh thoát, âm vực rộng và sâu. Âm thanh 3 dải rõ ràng.
Mời anh chị tham khảo thêm một số dòng loa khác hot nhất trên thị trường hiện nay:
6. Nguyên nhân khiến loa karaoke trong dàn karaoke gia đình bị hỏng
Trong quá trình sử dụng loa tại nhà, rất có thể anh chị sẽ gặp một số trường hợp khiến loa karaoke bị hỏng xảy ra hiện tượng âm thanh méo tiếng, rè tiếng, thậm chí dẫn tới cháy loa. Mặc dù dàn âm thanh anh chị mua thuộc loại dàn karaoke gia đình đắt tiền.
6.1 Sử dụng không đúng các nút chỉnh loa karaoke
- Anh chị hay để micro bị hú rít:
Trong quá trình hát karaoke thường xảy ra hiện tượng micro bị hú khiến anh chị đinh tai nhức óc. Như vậy nghĩa là loa karaoke của anh chị đang bị tổn thương nặng nề. Anh chị khoan hãy nghĩ đó là điều bình thường. Thực chất micro càng hú nhiều thì loa càng nhanh chóng bị hỏng.
- Chia crossover không thích hợp:
Crossover mà anh chị chia cho tần số mid và treble quá thấp hoặc amply tải loa treble quá lớn dẫn tới hiện tượng dễ hỏng. Anh chị lưu ý, trước khi chia crossover anh chị phải luôn kiểm tra thông số kỹ thuật của loa để đảm bảo độ bền của loa.
- Sử dụng EQ quá mức:
Một số anh chị khi sử dụng vẫn để EQ hình chữ V, điều này không hề có lợi mà ngược lại dễ làm hỏng loa. Anh chị nên biết khi tăng treble và bass nhưng vẫn giảm mid thì hệ thống loa karaoke của anh chị sẽ bị quá tải ở phần mid, nhưng thực tế lại không đủ âm lượng anh chị cần.
Anh chị nên hiểu rõ rằng EQ phần nhiều dùng để cắt những gì dư thừa, chứ anh chị đừng tăng những gì thiếu hụt. Chẳng hạn, anh chị muốn tăng treble nhiều hơn, anh chị phải giảm bass thay vì tăng treble và ngược lại. Anh chị muốn tăng bass chỉ cần giảm treble thay vì tăng bass.
- Sử dụng không đúng Compressors/Limiters: Chức năng này dùng để bảo vệ loa. Tuy nhiên, nếu dùng không đúng chức năng cũng dẫn tới hỏng loa.
- Không đủ headroom: Không đủ khoảng dự trữ âm thanh cần thiết. Nếu một amply phải kéo quá nhiều loa hoặc luôn bị quá tải cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc hỏng loa.
- Thường xuyên có tiếng nổ lớn đột ngột: Nguyên nhân này do cách sử dụng không theo trình tự của anh chị. Anh chị phải tuân thủ nguyên tắc mở từ trên, còn khi tắt thì từ dưới lên trên. Khi mở, anh chị mở power: Anh chị phải chỉnh lại gain (gain là nút chỉnh tăng độ lợi, khuếch đại tín hiệu).
- Tiếp tục sử dụng loa karaoke khi đang hỏng sẽ càng dẫn tới tình trạng cháy loa.
6.2 Chưa phối theo nguyên lý hoạt động của loa karaoke
Khi mua dàn âm thanh, anh chị không phải ai cũng hiểu rõ công suất của từng thiết bị trong bộ dàn karaoke gia đình. Vậy nên đó cũng là một trong những lý do chính khiến loa karaoke của anh chị bị cháy. Phối theo nguyên lý, nghĩa là công suất trung bình của amply phải lớn gấp đôi hoặc ít nhất là lớn hơn công suất trung bình của loa. Như vậy, chất lượng âm thanh cho ra sẽ đảm bảo hơn.
Nếu như anh chị không nắm rõ nguyên lý mà phối ghép bừa bãi sẽ dẫn tới hiện tượng âm thanh bị méo tiếng, rè tiếng hay thậm chí dẫn tới cháy loa.
Hoặc nếu anh chị sử dụng loa công suất nhỏ cho diện tích quá lớn, một số dòng loa khi vặn hết công suất trong thời gian dài sẽ gây ra cháy loa.
Anh chị nên lưu ý, khi loa karaoke có những hiện tượng không ổn như tiếng không được tròn, rè tiếng, méo tiếng,... Anh chị phải tắt dàn âm thanh ngay để kiểm tra các thiết bị. Không được để lâu sẽ dẫn đến hỏng loa.
Tóm lại, anh chị hãy lưu ý những điều cơ bản cần tránh khi sử dụng loa để sử dụng loa karaoke đúng cách, giúp loa bền hơn, sử dụng được trong thời gian dài hơn.
7. Cách chọn công suất loa karaoke phù hợp với các thiết bị trong dàn
Tiếp theo, để loa karaoke phối ghép với dàn âm thanh gia đình được hoàn hảo, anh chị cần phải biết cách chọn thiết bị âm thanh để phối ghép với loa sao cho đem đến những hiệu quả tốt nhất.
7.1 Chọn loa karaoke phù hợp với amply
Để loa karaoke hoạt động được tối ưu, cho ra âm thanh hay và bảo vệ loa thì việc chọn công suất loa karaoke để phù hợp với amply là điều quan trọng mà anh chị nên quan tâm khi đi mua sắm. Đôi khi anh chị lầm tưởng cứ công suất lớn thì âm thanh mới hay. Tuy nhiên, chúng ta chỉ nên chọn loa karaoke có công suất vừa phải, đủ cho nhu cầu sử dụng.
Khoan hãy tin những quảng cáo amply trên thị trường mà quên kiểm chứng lại thông tin đó. Chẳng hạn, một bộ dàn mini chỉ nặng vài kg bao gồm cả loa mà công suất ra được quảng cáo hàng ngàn oát. Thực ra công suất trên các bộ dàn mini được coi là công suất nhạc đỉnh đầu ra. Trên thực tế, công suất max này thường lớn gấp 20 đến 50 lần công suất thực của amply đó. Có nghĩa là một bộ dàn mini quảng cáo công suất 2000W thì có nghĩa công suất thực tế của nó chỉ khoảng 40 - 100W thôi.
Công suất thực sự của một amply karaoke RMS (Root Mean Squared) được tính bằng điện áp trên tải loa nhân với dòng điện qua tải loa đó.
Ví dụ, trên hai đầu của một chiếc loa 8 Ohm có điện áp xoay chiều 8V và dòng qua tải là 1A thì công suất thật sẽ là 8W. Trong thực tế, để biết công suất thật ở một mức volume nào đó, ta có thể làm như sau: Dùng một voltmetre xoay chiều đo trực tiếp trên điện áp trên hai đầu cọc loa khi máy đang chạy và áp dụng công thức:
- Công suất thật = U2/R
- Trong đó: U là điện áp
- R là trở kháng loa
Dĩ nhiên phép đo này có sai số lớn vì tín hiệu âm thanh luôn luôn thay đổi nên chỉ có tác dụng tham khảo. Muốn có giá trị chính xác, anh chị cần có những thiết bị phức tạp hơn như: Máy tạo sóng âm tần, voltmetre điện tử, điện trở mẫu.
Công suất của amply lớn gấp 2 lần công suất loa được coi là một lựa chọn lý tưởng, ví dụ như nếu loa có công suất trung bình khoảng 100W thì công suất tối đa là 400W. Vậy nên một chiếc amply có công suất khoảng 200W là phù hợp, không nên chọn những amply có công suất nhỏ hơn loa bởi nó sẽ không thể tải nổi.
Trong trường hợp bất đắc dĩ không thể chọn amply hát karaoke có công suất gấp đôi loa thì tối thiểu phải chọn chiếc có công suất trung bình bằng, bởi nó sẽ gây méo tiếng, sự chênh lệch công suất quá lớn sẽ gây đến cháy loa. Nếu amply quá yếu sẽ dẫn đến việc tín hiệu thường xuyên bị ngắt quãng, khiến cho amply chỉ có thể gửi được dòng điện một chiều tới loa khiến màng loa không thể co dãn bình thường được. Màng loa không co dãn khiến côn loa không được làm mát, khi nóng lên tới một mức độ nào đấy sẽ dẫn đến cháy loa.
7.2 Chọn loa karaoke phù hợp với cục đẩy công suất
Ngoài chọn loa karaoke phù hợp với amply để mang đến âm thanh hay hoàn hảo thì cũng không thể bỏ qua chọn loa sao cho phù hợp với cục đẩy công suất. Việc lựa chọn như thế nào cho phù hợp, mang lại hiệu quả là điều vô cùng cần thiết. Cục đẩy công suất phù hợp với loa về công suất, trở kháng sẽ mang lại hiệu quả âm thanh cao nhất.
- Cục đẩy công suất phù hợp với loa karaoke về công suất:
Muốn thiết bị hoạt động tốt, ổn định, đem lại hiệu quả âm thanh tốt nhất thì công suất lý tưởng của cục đẩy là gấp 1.5 - 2 lần công suất loa. Dĩ nhiên, nếu anh chị đang có cục đẩy rồi thì việc lựa chọn loa karaoke cũng sẽ tương tự như vậy. Kể cả khi mức đầu tư anh chị chưa cho phép sử dụng cục đẩy có công suất lớn, thì anh chị cũng nên lựa chọn công suất ít nhất là bằng hoặc lớn hơn loa, không nên dùng main có công suất nhỏ hơn loa. Như vậy âm thanh sẽ không hay, không căng tiếng cũng như không an toàn cho thiết bị.
Thường thì loa bass 20cm sẽ yêu cầu công suất rừ 200 - 300W 1 kênh, loa bass 25cm yêu cầu từ 300 - 500W, và từ 600W trở lên cho loa có đường kính bass trên 30cm. Riêng với loa siêu trầm, yêu cầu công suất từ 1000W để phát huy tối đa hiệu quả âm trầm.
- Cục đẩy công suất phù hợp với loa karaoke về trở kháng
Ngược lại với công suất, trở kháng của loa lại phải lớn hơn hoặc bằng trở kháng của cục đẩy, nếu không sẽ có thể dẫn đến quá tải và cháy cục đẩy.
Cách đấu nối và sử dụng cục đẩy công suất:
Đấu bình thường 2 kênh dual chanel: Sử dụng tải loa 4Ohm, 8Ohm, 1 Chanel. Có thể sử dụng stereo khi tách 2 đường tín hiệu vào công tắc môn - stereo và để ở vị trí giữa dual. Với cách đấu nối này chỉ thích hợp khi anh chị không cần nâng công suất lên quá lớn. Lưu ý, khi đấu nối 4Ohm thì công suất của máy có thể tăng lên từ 10Ohm 30% nhưng máy chạy nóng hơn.
Đấu nối Bridge mono: 2 cọc dương của trạm để kéo tải, với một cọc sẽ trở thành cọc âm. Thường quy định cọc phải là (+) và cọc trái là (-) và chanel nào lấy cọc dương thì tín hiệu vào cắm vào chanel đó.
Đấu nối parallel mono: 2 cọc dương đấu nối với nhau, bật công tắc đổi ngõ nhập sang parallel nếu sử dụng đường 70V để kéo loa xa thì bật công tắc CH1 và CH2 sang chế độ 70V. Với 2 cách Bridge mode và Parallel mode, ngõ vào tín hiệu của amply chỉ được sử dụng 1 (left hay right, A hay B tùy hãng sản xuất) vì lúc này nó chỉ là 1 amply mono. Công tắc tín hiệu vào chuyển sang vị trí bridge - mono: Phương pháp này nối tiếp 2 chanel nên công suất trên tải tăng lên gấp đôi (thường sử dụng để kéo loa công suất lớn với trở kháng 8Ohm).
8. Các bước set up loa karaoke gia đình
Sau khi biết cách chọn lựa loa karaoke chất lượng và phù hợp với các thiết bị trong dàn âm thanh gia đình. Tiếp theo Vidia sẽ hướng dẫn chi tiếp các bước lắp đặt loa karaoke sao cho đúng và đem đến âm thanh tốt nhất.
Bước 1: Xác định vị trí đặt loa karaoke
Trước tiên, cần căn cứ vào diện tích phòng và vị trí ngồi so với dàn karaoke để chọn một vị trí đặt loa karaoke phù hợp.
Treo loa là giải pháp được áp dụng để có thể truyền tải âm thanh tốt nhất. Khi treo loa karaoke cần lưu ý khoảng cách tiêu chuẩn từ loa đến mặt đất là 2.5 - 2.8m. Hai loa phải cách nhau từ 2 - 2.5m.
Để có thể nghe được những âm thanh chất, vị trí loa so với người ngồi cũng rất quan trọng. Loa karaoke cần đặt ở những vị trí mang tính đối xứng và người nghe cần ngồi trên trục chính giữa hai loa. Khoảng cách giữa người nghe và loa lớn hơn khoảng cách giữa hai loa một chút.
Bước 2: Xác định hướng loa karaoke
Hướng của loa quyết định sự cân bằng và độ sâu của âm thanh, hướng loa đúng cách sẽ giúp tập trung được âm hình, cho chất âm chuẩn đến người nghe.
Nên lựa chọn một trong hai vế Left, Right để tiến hành dịch chuyển loa.
Bắt đầu xoay loa bên trái hướng vào vị trí điểm chính giữa phòng của vị trí người ngồi nghe, trong khi đó chiếc loa bên phải đặt thẳng, song song với tường bên cạnh của phòng.
Tuyệt đối không để hai loa hướng vào nhau, như vậy sẽ dẫn đến tình trạng triệt tiêu âm thanh.
Bước 3: Tiến hành đấu nối
Xác định chính xác vị trí và chất lượng của đầu nối, dây và giắc cắm tương ứng để kết nối an toàn và đúng cách.
Lưu ý: Tuyệt đối không để hai đầu giắc cắm của loa chạm nhau, sẽ gây nên hiện tượng ngắn mạch, có thể làm hỏng amply.
Phải phối loa có công suất nhỏ hơn hoặc bằng với công suất của amply. Để cả loa và amply có thể hoạt động hiệu quả và lâu dài.
Bước 4: Test thử và chỉnh âm thanh loa karaoke
Để cặp loa hoạt động ăn ý với nhau và với những thiết bị âm thanh còn lại, nên test thử và điều chỉnh lại âm thanh phù hợp.
Mỗi người có những cảm nhận khác nhau về âm nhạc, hãy căn cứ vào sở thích âm nhạc để căn chỉnh loa karaoke phù hợp.
Chọn 3 bản nhạc hay nghe nhất, một bài có giọng hát kết hợp cùng nhạc cụ đàn ContraBass để chỉnh tiếng bass của loa, một bài về nhạc cụ với hai vế left, right đối nhau để điều chỉnh sự cân bằng hai loa, bài còn lại thiên về chất giọng nữ để điều chỉnh độ tập trung Focus giữa hai loa và âm hình sao cho chính xác, không bị chênh lệch thấp quá.
9. Hướng dẫn cách sử dụng loa karaoke đúng cách
Sử dụng loa đúng cách, cẩn thận chính là điều quan trọng nhất khi sử dụng loa karaoke trong dàn âm thanh gia đình. Để kéo dài tuổi thọ cho loa, anh chị cần lưu ý những điều sau để tránh dẫn đến tình trạng loa hư hỏng không đáng có.
- Tránh để loa karaoke hoạt động trong điều kiện quá nóng
Loa cũng giống như đại đa số thiết bị điện tử gia dụng khác, nếu hoạt động trong thời gian dài sẽ tản ra một lượng nhiệt điện lớn làm nóng loa. Tất cả các loa karaoke tốt nhất thường được trang bị những bộ phận tản nhiệt. Trong nhiều trường hợp, loa đặt ở những vị trí không thích hợp khiến bộ phận này không thể thực hiện hết chức năng, sẽ khiến loa bị nóng quá giới hạn cho phép, tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến những hỏng hóc không hề nhẹ. Chính vì vậy cần lưu ý để loa ở những nơi thoáng đãng, tránh để loa hoạt động quá nhiều trong điều kiện quá nóng. Luôn đảm bảo loa karaoke hoạt động trong môi trường nhiệt độ thấp, có độ thông thoáng cao.
-
Tránh hiện tượng ngắn mạch
Tuyệt đối không để đầu giắc loa chạm vào nhau trong khi amply đang hoạt động vì sẽ tạo nên hiện tượng đoản mạch. Ngay lập tức sẽ làm hỏng amply (Nếu amply không có mạch bảo vệ), nghiệm trọng hơn có thể gây ra cháy nổ. Các loại amply đời mới hiện nay thường thiết kế sẵn hệ thống bảo vệ khi xảy ra hiện tượng ngắn mạch. Tuy nhiên cần phải chú ý đến yếu tố này vì chỉ cần xảy ra hiện tượng ngắn mạch trong khoảng vài giây cũng đã đủ để làm hỏng amply ngay lập tức.
- Chú ý độ ẩm không gian đặt loa
Đối với các loại loa thùng, nếu sử dụng các loại gỗ không chất lượng thì việc độ ẩm cao sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng thùng loa. Độ ẩm cao góp phần khiến hơi nước tích tụ, bám lên bề mặt của mạch điện gây hỏng loa, đặc biệt vào mùa mưa khi độ ẩm trong không khí lên cao. Biện pháp để khắc phục tình trạng này là sử dụng các gói chống ẩm rời để bảo quản loa tốt hơn.
- Ánh sáng cũng là tác nhân gây hại loa
Ánh nắng mặt trời hoặc ánh sáng đèn neon là nhân tố có thể làm phân hủy gân loa. Tránh để ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào màng loa sẽ khiến màng loa đổi màu và nhanh hỏng. Tốt nhất nên sử dụng loa có ê-căng (lưới che loa) che màng loa để bảo vệ loa tốt hơn. Hiện nay hầu hết các hãng sản xuất loa karaoke đều thiết kế các loa có ê - căng đi kèm.
10. Một số thông tin thêm về hệ thống loa karaoke cho gia đình
10.1 Thiết kế hệ thống âm thanh âm trần
Song song với việc lắp đặt loa karaoke, lắp đặt hệ thống âm thanh âm trần ngày càng được nhiều người quan tâm vì không chỉ mang đến sự tiện dụng mà còn tạo nét đẹp thẩm mỹ cho công trình. Khi nhắc đến âm thanh âm trần vẫn còn rất nhiều anh chị chưa biết đó là gì, vậy anh chị hãy cùng Vidia tìm hiểu thật kỹ về hệ thống âm thanh đặc biệt này nhé.
10.1.1 Tổng quan về hệ thống âm thanh âm trần
Loa âm trần hay còn được mọi người gọi là loa gắn trần, ốp trần và được sử dụng gắn lên trên trần nhà cho chất lượng âm thanh ấm và cảm giác thoải mái thư giãn. Loa âm trần có cấu tạo hình tròn được lắp đặt trên trần thạch cao và có nhiều loại công suất khác nhau phục vụ cho từng không gian nghe nhạc gia đình, văn phòng, quán cafe…
Vì được gắn trên trần nên hệ thống âm thanh này không gây vướng víu, chiếm không gian như hệ thống âm thanh bình thường.
Cấu tạo hệ thống âm thanh âm trần
Âm thanh âm trần có cấu tạo rất đơn giản và gọn nhẹ để phù hợp cho việc lắp đặt ở trên cao, gồm:
- Loa âm trần
- Bộ khuếch đại trung tâm (amply)
- Dây nối
- Các thiết bị khác tùy theo chức năng sử dụng
- Bộ khuếch đại trung tâm phù hợp với với công suất của loa (Ví dụ: công suất của loa gắn trần OBT 605 là 10W mà chúng ta lắp đặt phòng với số lượng 10 loa thì công suất tổng của phòng là 100W, công suất amply phù hợp là trên 100W. Vậy thì có thể sử dụng amply phù hợp như amply OBT 6150 công suất 150W.
Loa âm trần thường được dùng để làm gì?
Tùy vào mục đích sử dụng của cá nhân, tổ chức, anh chị có thể sử dụng loa nghe nhạc và thông báo song song được và không làm thay đổi chất lượng âm thanh của loa.
Loa được sử dụng nghe nhạc cho: Gia đình, văn phòng, cơ quan, quán cafe, spa…
Loa sử dụng mục đích thông báo: Văn phòng công ty, chung cư, siêu thị, nhà ga, bệnh viện…
Loa sử dụng cho âm thanh hội thảo, âm thanh phòng họp.
10.1.2 Tìm hiểu về loa âm trần trong hệ thống âm thanh âm trần
Loa âm trần có thể được coi là thiết bị quan trọng nhất trong hệ thống âm thanh âm trần, quyết định đến chất lượng âm thanh. Với thông tin tiếp theo mà Vidia cung cấp sẽ cho anh chị biết rõ ưu và nhược điểm của hệ thống loa âm trần này.
Ưu điểm của loa âm trần
- Tiết kiệm được diện tích không gian
- Được ứng dụng vào nghe nhạc nhẹ, loa phát ra những âm thanh du dương dễ chịu
- Loa có thiết kế đẹp mắt, màu trắng sáng trong và được gia cố bằng vành kim loại giúp sản phẩm luôn giữ được sự bền chắc
- Loa có độ trở kháng cao, độ bền rất tốt
Nhược điểm của loa âm trần
- Loa thường có công suất phù hợp để nghe nhạc nhẹ
- Cần phải có một chiếc amply riêng biệt đáp ứng đủ công suất. Nếu sử dụng quá công suất sẽ gây ra cháy hỏng loa
- Loa chỉ sử dụng được cho trần nhà thạch cao nên nó cũng kén không gian lắp đặt
Khi đặt loa âm trần, anh chị nên chú ý đến một số điểm sau
Loa âm trần mặc định đặt lên trần nhà nên sẽ có hướng quay vuông góc với mặt sàn. Vì vậy, hãy sắp xếp bố trí sao cho loa quay về hướng người nghe, điều này vô cùng quan trọng.
Người ngồi trong hội trường, nhưng lại quay hướng loa ra phía ngoài cửa sổ hoặc chệch hướng người nghe sẽ khiến cho âm thanh bị loãng, nhỏ, thậm chí là không nghe thấy.
Tâm của màng loa nhất quán với chiều cao ngang tai của người nghe. Tức là anh chị có thể đặt loa bằng với chiều cao trung bình tính đến tai của người nghe để đạt được hiệu quả âm thanh tốt nhất.
Chọn amply phù hợp với loa là một trong những điều kiện cần thiết nhất để loa có thể hoạt động hiệu quả mà không bị cháy loa hay hỏng loa. Loa âm trần vốn có công suất nhỏ nên loại amply phù hợp với nó cũng phải là amply có công suất vừa phải.
Một trong những điều rất quan trọng nữa anh chị cần chú ý. Đó là những khu vực có lẫn tạp âm, không gian anh chị để loa cần phải đạt được một số yêu cầu về lọc âm và chống tạp âm.
10.1.3 Đặc điểm vượt trội nổi bật của hệ thống âm thanh âm trần
Âm thanh âm trần ngày càng được sử dụng nhiều vì có nhiều đặc điểm nổi trội:
Góc phân tán âm thanh rộng nên việc bao phủ một khu vực rộng lớn cần số lượng loa ít hơn. Do đó, vấn đề lắp đặt vừa đạt hiệu quả vừa tiết kiệm thời gian, giá thành.
Thiết kế lắp âm trần thay thế cho những loại loa lớn gắn trên tường, mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao cho không gian thiết kế.
Công suất lớn, tần số mượt, đặc biệt thích hợp cho lắp đặt tại trần thấp và tính năng bảo vệ quá tải. Loa trần thích hợp cho những ứng dụng như khách sạn, nhà hàng, cửa hàng, quẩy bar và trung tâm y tế.
Loa trần cao cấp trong dàn hệ thống âm thanh âm trần đơn giản lắp đặt theo thiết kế tùy biến cho mỗi ứng dụng. Những loại loa này có khả năng đặc biệt tạo ra một vài giọng âm tông thấp và cao với chất lượng của dàn âm thanh chuyên nghiệp tuyệt hơn bao giờ hết.
Hệ thống âm thanh âm trần còn dễ dàng cài đặt ngay cả ở các vị trí treo lơ lửng hay ở vị trí trần nhà chật hẹp.
10.2 Hướng dẫn các bước lắp đặt âm thanh âm trần
Để đạt được chất lượng âm thanh của hệ thống âm thanh âm trần, người lắp đặt cần phải chú ý đến kỹ thuật và tuân thủ các bước sau:
Chuẩn bị thiết bị âm thanh
- Loa âm trần: Số lượng tùy theo mục đích sử dụng của anh chị
- Amply cho hệ thống loa (1 chiếc)
- Dây loa (tùy theo diện tích ngôi nhà của bạn)
- Giắc 3.5 (đầu vào âm thanh)
Lắp đặt hệ thống âm thanh âm trần
Bước 1: Tính toán vị trí đặt loa
Anh chị cần bố trí loa âm trần tại những vị trí phù hợp nhất tùy theo công suất và diện tích căn phòng của anh chị. Một số lưu ý nữa, anh chị cần đặt loa sao cho loa kết hợp tốt nhất với những bóng đèn có ở trong phòng để tạo tính thẩm mỹ tối đa cho không gian căn phòng của anh chị.
Tiếp đến dùng khuôn (lấy trong hộp loa) và bút chì vạch định ra các vết cắt.
Bước 2: Khoét lỗ
Dùng dao nhọn hoặc tua vít để cắt hoặc đục các đường vạch định đã làm ở bước 1.
Tùy theo từng dòng loa mà anh chị sẽ cần khoét lỗ theo hình dáng khác nhau
Bước 3: Đi dây
Đây là hệ thống loa có trở kháng cao, vì thế mà các loa này có thể đi nối tiếp từ loa này sang loa kia và về amply. Khi đi dây giữa các phòng, tầng trong tòa nhà thì anh chị có thể đi dây qua hộp kỹ thuật trong tòa nhà. Còn trong cùng một phòng thì anh chị có thể lợi dụng các lỗ của bóng đèn để đi dây.
Bước 4: Lắp loa
Dùng kéo để tách dây loa, nối dây loa theo đúng cực của loa để đảm bảo loa có thể vận hành một cách tốt nhất. Sau khi nối dây xong thì gắn loa cố định lên trần thạch cao.
Bước 5: Nối dây tổng về amply và phát nhạc
Sau khi đi dây âm trần xong, anh chị tiến hành nối dây tổng loa vào amply, mở nguồn điện và thưởng thức chất lượng âm thanh qua một bài hát yêu thích nào…
Bảo quản và sử dụng loa âm trần như thế nào?
Khi sử dụng loa âm trần sẽ có nhiều nguyên nhân khiến loa gặp một số vấn đề. Anh chị cần biết nguyên nhân và giải pháp để hạn chế những trường hợp khiến loa hỏng nhé.
- Loa nhanh bị chập
Nguyên nhân: Do loa thường được gắn trong tường có độ ẩm cao. Vì vậy có thể làm loa bị chập do dính nước.
Giải pháp:
- Lắp đặt loa tại các vị trí trần không thấm nước, tránh xa chỗ bị thấm, dột nước như dưới trần nhà tắm, nhà vệ sinh…
- Không lắp loa âm trần gần cửa sổ vì dễ bị dính mưa.
- Khi lắp đặt có thể để bên trong loa một gói chống ẩm.
- Loa bị cháy
Nguyên nhân: Do sử dụng không đúng công suất loa.
Giải pháp: Dùng loa đúng công suất, đặc biệt là các dòng loa phù hợp với nó.
Loa bị rè, méo tiếng
Nguyên nhân: Để loa hoạt động hết công suất trong một thời gian dài.
Giải pháp: Không để loa hoạt động liên tục trong thời gian dài, đồng thời bảo đảm loa chỉ hoạt động 80% công suất nhà sản xuất đã đưa ra.
11. Tổng kết
Loa là thiết bị quan trọng không thể thiếu trong dàn âm thanh karaoke. Qua bài viết này, Vidia đã chia sẻ tất tần tật những thông tin cần thiết về loa karaoke cho anh chị. Với mong muốn anh chị có thể chọn lựa được loa karaoke đúng nhu cầu và mục đích sử dụng của mình.
Nếu anh chị đang tìm nơi có thể học hỏi cũng như chia sẻ những kinh nghiệm về thiết bị âm thanh. Anh chị có thể tham gia vào "Cộng đồng anh em sử dụng thiết bị karaoke - Hỏi, đáp, hướng dẫn sử dụng" để được nhiều thành viên hỗ trợ và chia sẻ cho anh chị nhé.
Trong trường hợp anh chị cần sự hỗ trợ từ các chuyên gia âm thanh. Hãy gọi đến Hotline của Vidia 0902.699.186 - 0902.799.186, anh chị sẽ được các chuyên gia âm thanh của Vidia tư vấn chi tiết hoàn toàn miễn phí.
Hoặc nếu anh chị muốn trực tiếp trải nghiệm loa karaoke hot nhất hiện nay, mời anh chị đến với hệ thống showroom của Vidia nhé. Vidia xin chân thành cảm ơn!