HÁT KARAOKE ĐỈNH HƠN VỚI MỘT SỐ MẸO NHỎ TẠI NHÀ
(Phần 5)
Trải qua 4 phần học tương ứng với 15 bài học về khóa luyện thanh cơ bản tại nhà mà Vidia chia sẻ, không biết anh chị em chúng mình đã khiến cho bạn bè bị bất ngờ và yêu thích với giọng hát của mình chưa nhỉ? Hãy bình luận cho Vidia biết về sự thay đổi về giọng hát của mọi người nhé, Vidia rất vinh hạnh vì đã giúp được anh chị được một phần nhỏ trong công cuộc khám phá niềm đam mê ca hát của mình.
Tiếp tục với khóa học này sẽ là phần 5, tương ứng với 2 bài học. Trong phần 5, Vidia sẽ chia sẻ cho anh chị 2 mẹo làm sao để "Hát rõ lời" và "Hát giọng chuẩn" nha!
Xắn tay lên và bắt đầu luyện tập nào anh chị em ơi!!!
BÀI 16: SỨC MẠNH RÕ LỜI – ĐỈNH CAO CỦA TRUYỀN TẢI THÔNG ĐIỆP ĐẾN NGƯỜI NGHE QUA NHỮNG CÂU HÁT
Trong bài học hôm nay, Vidia sẽ giúp anh chị có được quyền năng và uy lực chính từ những ca từ của bài hát. Vidia sẽ giúp những câu chuyện thông qua lời bài hát của anh chị chạm tới trái tim của người nghe, khiến người nghe có thể hình dung ra ngay những gì mà anh chị vừa hát. Đó chính là SỨC MẠNH CỦA SỰ RÕ LỜI.
Chúng ta không phải đợi đến việc HÁT KARAOKE mới cần đến sự phát âm rõ lời, mà từng phút từng giây anh chị đã phải tập nói năng rành mạch rõ ràng. Để có thể tiến thân, để anh chị chinh phục, để anh chị có thể là người truyền đạt rõ những thông điệp mà mình muốn chia sẻ ->Đó chính là sức mạnh đỉnh cao của giao tiếp.
Ví dụ 1: Nếu anh chị muốn “cưa đổ” một ai đó ngay ngày đầu tiên mà anh chị nói năng không rõ lời, nói nhỏ như không để người khác nghe thấy thì xin chia buồn: Anh chị không thể nào thoát khỏi kiếp ĐỘC THÂN được đâu!
RÕ là thể hiện sự chính trực, trung thực và bản lĩnh. KHÔNG RÕ sẽ khiến người nghe cảm nhận anh chị là một người nhút nhát và thậm chí tệ hơn là họ nghĩ anh chị ở cấp bậc xã hội thấp. Và người nghe sẽ không vui khi phải cố gắng ngồi nghe một người có giọng nói như thế hát karaoke! Nên anh chị phải ra sức luyện tập điều này và thường xuyên, ngay cả khi giao tiếp trong gia đình.
Ví dụ 2: Anh chị muốn trổ tài hát karaoke của mình tại một bữa tiệc đông người, người thì hí hoáy nhắn tin, người thì tám chuyện, chả ai tập trung. Nếu giọng hát của anh chị không sắc bén và rõ ràng nội dung thì nó sẽ không hề động lại chút nào ở người nghe cả. Còn nếu anh chị phát âm rõ ràng từng câu chữ, anh chị sẽ có thể kéo lại sự tập trung của họ, họ sẽ thấy được nội dung mà anh chị vừa hát, họ sẽ tạm gác lại việc riêng và tập trung vào bài hát của anh chị.
OK! Chúng ta đã thấy được SỰ RÕ LỜI mang một quyền lực như thế nào rồi! Nó không chỉ thể hiện vùng miền mà còn phơi bày tâm tính trong anh chị. Vậy anh chị muốn mặc một chiếc áo sạch sẽ, tươm tất mỗi ngày thì hãy trau chuốt cho cách phát âm của mình giống y như thế mỗi ngày nhé!
Đến bài số 16 này là chúng ta đã hoàn thành được 85% khóa học rồi! Bài số 17 ngay sau đây sẽ chỉ cho anh chị cách để hát giọng chuẩn nhất nhé!
BÀI 17: HÁT GIỌNG CHUẨN – CÁCH TẠO NÊN SỰ GẦN GŨI VỚI NGƯỜI NGHE
Ở bài học phía trên, Vidia đã cho anh chị thấy được tầm quan trọng và sức ảnh hưởng nếu anh chị để ý đến sự rõ lời rồi! Và bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm NGUYÊN NHÂN VÌ SAO? Và nên HÁT KARAOKE bằng giọng miền bắc, miền trung hay miền nam.
Quay lại với vấn đề RÕ LỜI, đại khái là cho người nghe hiểu được từng từ mà anh chị hát. Nhưng mỗi từ lại chịu sự chi phối bởi vấn đề vùng miền. Vậy Vidia sẽ chia ra làm 2 vùng miền: GIỌNG MIỀN TÂY và GIỌNG MIỀN BẮC. Và câu hỏi đặt ra là: “KHI NÀO THÌ HÁT GIỌNG NÀO?”. Điều này chúng ta sẽ ưu tiên cho tác giả viết nhạc nhé! Nếu bài hát mà ông ấy viết dành cho giọng miền bắc thì chúng ta hãy hát theo giọng miền bắc. Còn nếu ông ấy viết theo kiểu miền tây nam bộ thì anh chị hãy phát âm theo đúng vùng miền đó, điều này sẽ tạo được sự gần gũi và dễ nghe hơn.
Riêng về những dòng nhạc trẻ và nhạc trữ tình thì cứ hát hết giọng miền bắc nhé! Vì trong tiềm thức của đa số người nghe, họ quan niệm rằng hát theo giọng miền bắc thì sẽ SANG TRỌNG, THẨM MỸ hơn. Điều quan trọng là, người nghe đã quen với cách phát âm quy chuẩn ấy rồi, nếu chúng ta pha trộn vùng miền thì sẽ tạo thành những vết “khựng” khi mà chúng ta truyền tải thông điệp.
Thế là chúng ta đã xác định được là, tùy vào mỗi bài hát mà chúng ta có đặc trưng phát âm vùng miền riêng. Nhưng 90% nhạc trẻ của chúng ta sẽ được hát bằng giọng miền bắc nhé! Tóm lại, dù anh chị hát tiếng Việt hay hát tiếng Anh thì tất cả cũng phải xuất phát từ việc anh chị hát “RÕ LỜI” trước, rồi hãy nghĩ đến style phát âm sau!
TỔNG KẾT:
Đến hôm nay, kết thúc bài thứ 17 là chúng ta đã hoàn thành được 90% khóa học rồi đấy mọi người!
Anh chị em hãy tiếp tục với những bài luyện thanh cơ bản tại nhà mình mỗi khi có thời gian rảnh nha! Sau đó rủ bạn bè đi karaoke để họ nhận há hốc mồm khi nghe bạn hát nào!
Nếu muốn luyện tập ca hát ở nhà, hãy tham khảo những dàn karaoke chất lượng mà Vidia đang sẵn có nè! Vidia là đơn vị chuyên cung cấp thiết bị âm thanh karaoke, nếu có một chút xíu nhu cầu thôi, hãy đừng ngần ngại liên hệ với đội ngũ kĩ thuật chúng tôi tại đây, Vidia sẽ tư vấn miễn phí và nhiệt tình luôn!
Hãy tiếp tục chương trình học luyện thanh cơ bản và miễn phí này với Phần cuối khóa học của Vidia mọi người nhé!
Vidia cảm ơn anh chị và chúc mọi người có những phút giây giải trí cùng với giọng hát của mình thật vui vẻ và ý nghĩa!
Có thể anh chị quan tâm:
1. Video hướng dẫn cách lấy hơi chuẩn quốc tế. 2. Video hướng dẫn kĩ thuật humming cơ bản nhất. 3. Học tiếng anh dễ dàng hơn qua 10 bài hát karaoke. 4. Các thiết bị âm thanh bán chạy nhất của Vidia