HÁT KARAOKE ĐỈNH HƠN VỚI MỘT SỐ MẸO NHỎ TẠI NHÀ
(Phần 4)

 

 

Trải qua 3 phần cùng với 10 bài học luyện thanh tại nhà cơ bản và miễn phí cùng Vidia, anh chị chắc đã tích lũy cho mình được kha khá kinh nghiệm về luyện thanh rồi đúng không nào?

phần 4 này, chúng ta sẽ làm quen với 5 bài học, tương ứng với 5 mẹo về kĩ thuật luyện thanh cơ bản để có thể hát đúng nhịp điệu bài hát một cách tự nhiên nhất, lại vừa bật lên tính chuyên nghiệp của mình, 5 mẹo gồm:

- Giữ nhịp.

- Đếm nhịp.

- Nghe giai điệu.

- Nhớ trường đoạn.

- Nhớ tiết tấu.

Cụ thể như thế nào và phương pháp thực hiện ra sao, hãy cùngVidiatheo dõi nhé!

 

 

ver-5_1
 
 
 

 

BÀI 11: NHỚ GIỮ NHỊP – CÁCH GIỮ NHỊP TỐT NHẤT CHÍNH LÀ NHÚN NHẢY THEO NHẠC NỀN

 

Trong một bài hát, tốc độ bài hát hay còn gọi là DÒNG CHẢY BÀI HÁT là luôn phải bằng nhau từ đầu đến cuối. Vậy nên, anh chị không cần phải vội vã, cố suy đoán khi vào trước một câu hát. Chúng ta chỉ cần bắt kịp dòng chảy, dòng chảy nhanh hay chậm thì con thuyền trôi trên đó vẫn xuôi đều theo tốc độ dòng nước. Và giọng hát của anh chị chính là con thuyền đó, cứ thả trôi theo nhạc nền nhé và lưu ý trong bài tập này chúng ta hoàn toàn không hát, chỉ vận dụng việc nghe và chuyển động của cơ thể. Dùng việc nghe chính là cách mà anh chị quan sát tốc độ dòng chảy của bài nhạc, cụ thể là bài nhạc nền mà anh chị sắp hát.

Điệu bộ của anh chị khi nghe nhạc cũng có thể nói lên được anh chị có cảm nhận được trọn vẹn bài hát hay không. Vậy để giữ nhịp được trong bài hát, chúng ta bắt đầu từ: ĐIỆU BỘ - CỬ CHỈ - ĐỘNG THÁIvà bất kỳ điều gì miễn sao một trong những bộ phận trên cơ thể trở thành cái máy đánh nhịp tự động (như chiếc đồng hồ quả lắc, lúc nào cũng lắc qua lắc lại một cách đều đặn, nhanh hay chậm là đã được chỉnh trước đó rồi!)

 

 

hat-dung-nhip_1
Giữ nhịp thật tốt để hát hay hơn

 

Hãy mở một bài hát mà mình yêu thích và cùng cảm nhận bài nhạc với cả cơ thể nào! Hãy ngồi thẳng dậy, đừng tựa lưng, đặt chân xuống sàn, tay đặt trên đùi hoặc là trên mặt bàn! Anh chị có thể kết hợp việc HUMMINGnếu thích, nhưng nếu cảm thấy mình còn vụng về thì nên tập trung vào từng thao tác một, đừng vội vàng! Chúng ta sẽ cùng cảm nhận những cái “nhấn nhá” trong bài hát và ưu tiên những bài hát trung bình, không chậm quá và cũng không nhanh quá nhé! (Đừng mắc cỡ khi gật gù theo bài hát).

Ok! Chúng ta vừa phát hiện ra việc anh chị hát hay bị trật nhịp là vì một phần hạn chế trên cơ thể không đong đưa theo nhạc đúng cách. Anh chị hay khóa tay khóa chân của mình, ngại việc lắc lư theo nhạc. Nhưng nhảy là cách anh chị đong đưa mình theo nhạc nên vẫn phải giữ đúng nhịp, vì vậy dù anh chị có nhúng nhẹ ở một góc nhưng “chất” và cảm được nhạc thì cũng tạo nên sức hút hơn!

 

Đến bài số 11 là chúng ta đã hoàn thành được 61% khóa học về luyện thanh tại nhà cơ bản rồi! Tiếp tục bài số 12 với mẹo đếm nhịp nha!

 

 

BÀI 12: NHỚ ĐẾM NHỊP – CÔNG CỤ ĐẾM NHỊP GIÚP ANH CHỊ HÁT KARAOKE ĐỈNH HƠN, NGHE NHẠC HAY HƠN VÀ NHẢY ĐẸP HƠN!

 

Bài này sẽ giúp anh chị tăng thêm cảm nhận nhạc nền của bài hát, giúp anh chị không bị trật nhịp nữa – NHỚ ĐẾM NHỊP!

Nhạc nền không hề có những con số nào thì làm sao mà đếm? Trước tiên, Ad sẽ đơn giản hóa giai điệu bài hát chỉ còn tiếng đồng hồ “tích tắc….tích tắc ….tích tắc”. Nghe kỹ thì chúng ta sẽ nhận ra là có 1 tiếng gõ lớn và 3 tiếng gõ nhỏ “TẮC….tắc…tắc…tắc – TẮC ….tắc…tắc…tắc”. Cứ thế tiếng gõ đồng hồ cứ lặp đi lặp lại theo một vòng lặp, ám chỉ một sự xoay vòng liên tục, có 1 tiếng nặng và 3 tiếng nhẹ. Tổng cộng là 4 tiếng đếm, anh chị có thể đếm “1…2…3…4” lặp đi lặp lại cho đến hết bài hát, nhưng trước tiên nên tìm ra được điểm nào mình nên đến số 1.

 

Anh chị đếm số 1 rơi vào thời điểm có tiếng gõ mạnh nhất hay còn gọi là “trọng âm” hay “nhấn” và thực hiện theo 5 bước sau:

- Hãy nghe trước bài hát mà mình yêu thích.

- Gật gù theo từng giai điệu nhạc để có thể cảm nhận được bài hát tốt nhất.

- Lắng nghe những chỗ nhấn nhá của bài hát.

- Ở những điểm nhấn nhá đó của bài hát, chúng ta sẽ cùng đếm số 1.

- Sau đó, cùng tổng hợp lại bằng cách đếm tất cả các số: 1…2…3…4.

 

ĐỐI VỚI NHẠC DANCE: Nhịp nhàng theo giai điệu -> Ở trọng âm sẽ đếm số 1 (ngắt thành 3 nhịp nhẹ dựa vào trọng âm, cứ làm thế cho đến hết phần nhạc dạo) -> Đếm nhanh liên tục 1.2.3.4.1.2.3.4.1.2.3.4…..cho đến khi hết bài hát (đếm liên tục không ngừng hơi như tập thể dục nhịp điệu).

ĐỐI VỚI NHẠC BOLERO: Nhịp nhàng theo giai điệu -> Đếm số 1 ở những điểm nhấn mạnh -> Kết hợp đếm nhịp nhàng 1…2…3…4…1…2…3…4…cho đến khi kết thúc bài hát (đếm ngắt quãng, ngừng một nhịp giữa các số đếm).

 

 

dem-nhip_1
Đếm nhịp khi hát

 

 

Anh chị đừng lo sợ sẽ không ai hát karaoke giúp mình khi mình cứ lo đếm nhịp như thế này, mà hãy xem bài tập như một công cụ hỗ trợ anh chị lúc còn “non yếu” về việc giữ nhịp! Khi đã cứng cáp thì anh chị có thể loại bỏ dần dần, vì những bài tập từ trước đến nay sẽ trở thành phản xạ và thấm vào người. Luyện tập nhé, anh chị sẽ thấy được điều mà Ad muốn truyền tải đến với anh chị!

 

OK! Anh chị vừa có một vũ khí tuyệt vời – ĐẾM NHỊP trong tay rồi đó! Việc này rất mất thời gian, có thể mất cả tháng nếu anh chị học chính quy nhưng thật tuyệt vì anh chị đã cảm nhận được rất nhanh. Chính việc GẬT GÙ – ĐẾM NHỊP sẽ giúp anh chị làm được những thứ “KHỦNG” lắm đó! Không chỉ là hát karaoke mà còn giúp nghe nhạc hay hơn, thậm chí là nhảy đẹp hơn!

Trải qua bài số 12 là chúng ta đã hoàn thành được 66% khóa học luyện thanh tại nhà rồi đấy! Mọi người hãy tiếp tục luyện cách nhớ giai điệu bài số 13 sau đây nhé!

 

 

BÀI 13: NHỚ NGHE GIAI ĐIỆU – LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ THỂ VÀO ĐÚNG KHÚC CẦN HÁT?

 

Ở bài học trước, Vidia đã giúp anh chị GIỮ ĐƯỢC NHỊP, cụ thể là tìm được “điểm nhấn” hay “trọng âm” của bài hát, bây giờ quan trọng là khúc nào chúng ta nên vào hát. Vidia sẽ không chỉ anh chị theo kiểu vỡ lòng là chỉ cụ thể từng bài, mà sẽ chỉ cho anh chị tuyệt chiêu để bài hát nào anh chị cũng có thể áp dụng được.

Quay lại với cụm từ “GIAI ĐIỆU”, Vidia không chỉ nói đến giai điệu của bài hát mà còn nói đến giai điệu của khúc nhạc dạo đầu nữa. Anh chị muốn biết vào hát khúc nào thì nên làm quen với giai điệu của “KHÚC NHẠC DẠO ĐẦU” hay còn gọi là “KHÚC NHẠC INTRO” và cả khúc nhạc dạo giữa của bài hát.

 

Khúc nhạc intro sẽ luôn là một giai điệu quen thuộc và sau đó sẽ có những tiếng dằn mạnh, hoặc một giai điệu biến chuyển để giúp ta nhận biết được câu lệnh “VÔ CHỖ NÀY NÈ!”. Hãy mở nhạc và nghe một đoạn nhạc intro quen thuộc, nghe để mình quen với đoạn nhạc tổng quát, sau đó anh chị vận dụng việc đếm ở bài học trước để tạo cho riêng mình một công thức cho bài nhạc mà mình chuẩn bị hát karaoke. Để thích nghi với việc này, anh chị cần lấy đúng bài nhạc có giọng ca sĩ ra để thực tập và đếm trước.

Nhắc nhẹ với anh chị quy trình luyện tập:

- Bước 1: Tìm điểm nhấn, phách mạnh.

- Bước 2: Đếm đều 1.2.3.4 và luôn luôn đặt số 1 ở vị trí bắt đầu vào điểm nhấn, phách.

- Bước 3: Đếm con số cho đến khi dừng trước câu hát ca sĩ cất lên một chút và HÃY GHI NHỚ CON SỐ ĐÓ.

 

 

nho-loi-bai-hat
Ghi nhớ giai điệu bài hát để cảm âm tốt hơn

 

 

 

Đến bài học này, chúng ta phải coi thật nhiều Video Clip, vì lúc này chúng ta đã đi đến giai đoạn tập luyện điên cuồng và sau giai đoạn này chúng ta đã có thể thông suốt được tinh thần cốt lõi từ “HÁT KARAOKE DỞ” đến “HÁT KARAOKE ĐÍNH CAO”. Hãy luyện tập thường xuyên cùng với một dàn âm thanh cho chất âm chuẩn nhất anh chị nhé! Nếu anh chị chưa có được một dàn karaoke chuẩn, đúng với mong muốn của gia đình thì hãy liên hệ với Vidia tại đây để được các chuyên viên tư vấn hỗ trợ tốt nhất nhé!

 

OK! Hôm nay chúng ta đã biết cách vào nhạc mà chả cần đến những chữ phát sáng trên màn hình và anh chị có thể áp dụng được vào tất cả các bài hát sau này. Dần nhuần nhuyễn, anh chị sẽ chẳng cần đến công thức này nữa.

Đến bài số 13này là chúng ta đã hoàn thành được 71% khóa học luyện thanh tại nhà rồi! Bài số 14 ngay sau đây sẽ dạy chúng ta cách nhớ trường đoạn mọi người nhé!

 

 

BÀI 14: NHỚ TRƯỜNG ĐOẠN – CÔNG THỨC LÀM CHỦ CẢ BÀI NHẠC - TẠO HỨNG THÚ KHI CA HÁT KARAOKE

 

Với chúng ta, việc hát karaoke với ban nhạc sống luôn mang lại cảm giác rất hồi hộp, thậm chí nhiều ca sĩ chuyên nghiệp vẫn phải dành rất nhiều thời gian cho việc luyện tập cùng ban nhạc dù trước đó họ đã hát bài này rất nhiều lần rồi. Vì đa phần hồi hộp bắt nguồn từ việc anh chị không biết chỗ nào để vào câu hát sau khi đã hết phần nhạc dạo đầu (Intro) và phần nhạc dạo giữa (Instrumental), còn khúc nào là hát lại phần điệp khúc,…

 

Nên cụm từ “TRƯỜNG ĐOẠN” xuất hiện, nó chính là những giai đoạn khác biệt trong một bài hát. Ad sẽ giúp anh chị chia ra 5 giai đoạn mà dễ thấy nhất:

NHẠC DẠO ĐẦU INTRO: Thường là câu nhạc dạo êm ái, có một câu nhạc cụ chơi mang tính gợi nhớ và đặc trưng. Ngay cả những đoạn nhạc giữa của bài cũng sẽ sử dụng lại câu giai điệu này và anh chị chỉ cần để ý và nhớ.

PHẦN NHẠC ÊM ÁI: Từ chuyên môn là phần “MAIN A” là những câu hát đầu tiên của bài hát. Để vào được câu hát này mượt mà, anh chị cần vận dụng được 3 cái NHỚ của những bài học trước đó để việc nghe của mình được tự tin hơn. Khi nghe dứt câu giai điệu nhạc dạo, anh chị nhớ tập đếm, nhớ con số và lặp lại nhiều lần, chắc chắn anh chị sẽ vào được một cách mượt mà sau nhiều lần tập.

PHẦN HÁT CAO TRÀO ĐIỆP KHÚC: Đây là phần cao trào nhất của bài hát, nếu anh chị vào đúng thì nghe nhạc tràn đầy cảm xúc và cũng chính là phần nhạc dễ vào nhất. Sau khi anh chị hoàn tất câu hát của phần hát êm ái, anh chị đếm xem còn bao nhiêu số nữa vào câu hát tiếp theo là được. Và hiển nhiên là phải luôn để ý những cái “NHẤN” trọng âm nhá!

NHẠC DẠO Ở GIỮA:Từ đoạn này vào lại đoạn nhạc êm ái thì cũng tương tự như đoạn nhạc dạo đầu Intro vào câu đó, anh chị cứ thế mà áp dụng!

PHẦN VÀO LẠI CÂU HÁT CUỐI CÙNG: Vẫn áp dụng cách ĐẾM NHỊP vì không phải bài nào cũng giống như bài nào, nên mỗi bài đều sẽ có một khoảng cách ra vào và số đếm nhịp khác nhau. Nhớ số đếm dần dần một cách quen thuộc thì sau này anh chị sẽ chẳng cần để ý đến nó nữa.

 

 

truong-doan-bai-hat_1
Hiểu về trường đoạn bài hát để làm chủ được bài hát đó

 

OK! Hôm nay chúng ta đã có thể làm chủ được cả một bài hát, anh chị đã được giải phóng sự tự do với những dòng chữ, anh chị sẽ tìm thấy hứng thú khi hát với nhạc sống. Thậm chí nếu làm tốt, anh chị có thể điều khiển cả ban nhạc sẽ phải theo mình một cách hợp lý!

 

Kết thúc bài số 14 rồi vậy là chúng ta đã hoàn thành được 76% khóa học về luyện thanh tại nhà rồi đó anh em ạ, bài cuối cùng số 15 trong phần 4 này, chúng ta sẽ tìm hiểu về cách nhớ tiết tấu bài hát nhé!

 

 

BÀI 15: NHỚ CHẮC TIẾT TẤU – CÁCH GIÚP ANH CHỊ TỰ TIN THỬ SỨC VỚI NHIỀU THỂ LOẠI KARAOKE

 

Nghe tiêu đề của bài học hôm nay có vẻ hơi đau đầu nhỉ! TIẾT TẤU là gì? Nói dễ hiểu thì nó chính là tốc độ nhanh chậm giữa các từ trong câu hát.

Thật ra sẽ không phân biệt vấn đề tiết tấu khó hay dễ, vì chính tiết tấu ca khúc đã thấm dần trong máu anh chị từ nhỏ rồi. Có thể anh chị chịu ảnh hưởng âm nhạc từ bố mẹ (Họ thích nghe gì? Dòng nhạc mà họ thường xuyên mở là gì?....), từ đó anh chị đã quen với các thể loại đó. Chỉ cần bài hát mà anh chị hát karaoke thuộc thể loại bài hát có sẵn trong tiềm thức thì tiết tấu dần trở nên đơn giản và dễ nắm bắt hơn.

 

Hát đúng tiết tấu thôi vẫn chưa đủ, mà còn phải có tỷ lệ khớp từng ly từng tý, phải rất chính xác như một chiếc máy tính đã được lập trình sẵn. Vì trong nhạc hơn nhau không chỉ nốt nhạc mà được tính bằng “PHẦN TRĂM CỦA GIÂY”.

Anh chị hát khớp theo giai điệu cũng chưa đủ, anh chị phải thật chắc từng cách ngắt, nghỉ câu -> Điều này đúng và quan trọng với những dòng nhạc hiện đại, có tiết tấu giống như những dòng nhạc R&B (Rhythm and Blue), nhạc dance, HipHop,…. Vì cái hay của cả bài nhạc còn bị chi phối những tiết tấu lạ, độc đáo và bắt tai.

 

tiet-tau
Hiểu về tiết tấu sẽ giúp chúng ta hát cảm xúc hơn

 

 

Để làm được điều này, anh chị có thể hình dung, biến một câu hát thành một đoạn phim chiếu chậm trong đầu để anh chị có thể chạy chậm lại câu hát ấy, như thế sẽ có kịp thời gian ghi nhớ từng tiết tấu một, kết hợp với việc “NHẤN NHỊP”. Sau đó, bắt đầu cho chạy nhanh dần dần đoạn phim quay chậm ấy (Lưu ý: Từ từ thôi nhé!) và cuối cùng chúng ta sẽ có tốc độ tiết tấu bằng với đúng bản gốc mà anh chị đang tập hát. Tin vui là các tiết tấu trong cùng bài hát sẽ luôn có tính lặp đi lặp lại nên chịu khó “DÒ TÌM” những câu hát đầu thì những câu hát sau cũng sẽ như vậy “CHẬM MÀ CHẮC”.

 

OK! Hôm nay chúng ta vừa ngỡ ngàng ra một điều là những bài hát mà mình hát được trước giờ vẫn chưa đủ mà cần phải chính xác và nhịp hơn nữa thì mới được gọi là “HÁT KARAOKE HAY”. Và nhờ thêm kiến thức về tiết tấu mà sau này chúng ta có thể mạnh dạn thử thêm nhiều thể loại nhạc KARAOKE khác nhau, để cho cuộc sống thêm nhiều niềm vui. Luyện thanh tại nhà sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều nếu bạn hiểu về tiết tấu đúng không nào?

 

 

 

avt-4_2
 
 

 

TỔNG KẾT

Thế là chúng ta đã hoàn thành xong 5 bài họccủa phần 4 trong khóa học Luyện thanh tại nhà cơ bản cùng Vidia được 80% khóa học rồi! Hãy cùng nhau đón đọc phần 5 tiếp theo của khóa học này nhé anh chị em.

Hy vọng mọi người sẽ tiếp tục luyện tập chăm chỉ để cải thiện giọng hát của mình nhiều hơn nữa. Ngoài ra anh chị em hãy đi hát karaoke cùng bạn bè nhiều hơn để có thể xem xét giọng hát của mình đã cải thiện như thế nào nhé!

Vidialà đơn vị chuyên cung cấp các thiết bị âm thanh karaoke chuyên nghiệp cho các hộ gia đình và các đơn vị kinh doanh, nếu anh chị em có một chút xíu nhu cầu về việc mua các thiết bị âm thanh, đừng ngần ngại liên hệ với Vidia tại đây để được tư vấn miễn phí và vô cùng nhiệt tình nè, còn muốn tìm hiểu thêm về các sản phẩm mà Vidiacung cấp, hãy nhấn vào đây nhé mọi người!

 

Cảm ơn tất cả mọi người đã cùng đồng hành với Vidia trong khóa học này, chúc anh chị em có những phút giây giải trí và tận hưởng âm nhạc tuyệt vời cùng với gia đình và bạn bè của mình!