Khá lâu trước đây, có nhiều khách hàng và bạn bè đam mê audio đã chia sẻ với Vidia Shop về một lợi ích khi chơi loa toàn dải, chính là “nghe loa toàn dải lâu cũng không thấy mệt”, “âm thanh từ loa toàn dải rất “nịnh tim” người nghe”,...Sau một thời gian tìm hiểu kết hợp thêm trải nghiệm lâu năm về loa toàn dải khi kinh doanh trong lĩnh vực audio này, Vidia Shop đã tổng hợp thông tin và chia sẻ đến bạn đọc đáp án cho câu hỏi: “Nghe loa toàn dải không bị mệt, có thật không?”

 

Nghe Loa Toàn Dải Không Bị Mệt, Có Thật Không?

 

Hiện tượng cảm thấy mệt khi nghe nhạc xuất hiện khi nào?

 

Vidia Shop đặt ra câu hỏi này vì không phải bất kỳ lúc nào bạn nghe nhạc xong đều sẽ bị mệt mỏi. Theo tự nhiên, bạn chỉ cảm thấy mệt mỏi và khó chịu khi gặp phải một số hoàn cảnh đặc biệt trong quá trình thưởng thức âm nhạc. Cụ thể có 5 trường hợp mà Vidia sẽ liệt kê cho bạn dưới đây:

Thứ nhất, bạn bật âm lượng quá lớn khi nghe nhạc và nghe trong một khoảng thời gian dài.

Thứ hai, chất âm phát ra từ loa bị lẫn với các tạp âm từ thiết bị khác của dàn âm thanh gia đình như: tiếng sôi, tiếng nhạc nền bị réo, tiếng ù,... từ amply, đĩa nhạc hoặc đầu phát do sử dụng thiết bị rẻ tiền hoặc đã quá cũ. Những tạp âm này thường có dải tần thấp nhất và cao nhất ở 40Hz đến 20kHz, thể hiện rõ và dễ phát hiện nhất khi chuyển bài nhạc, đặc biệt là các tiếng sôi và tiếng ù.

Thứ ba, bạn phải tập trung cao độ vào bản nhạc trong khoảng thời gian khá lâu để hiểu nội dung lời hát.

 

Nghe Loa Toàn Dải Không Bị Mệt, Có Thật Không?

 

Thứ tư, khi bạn nghe các dải âm quá thấp hoặc quá cao sẽ dễ dàng bị mệt và tức ngực. Thông thường khi nghe những thể loại nhạc hip hop, EDM hoặc rock,...sẽ gặp phải các dải siêu cao và siêu trầm gây ra hiện tượng này.

Thứ năm, bạn nghe nhạc trong môi trường quá ồn và nhiều tạp âm từ bên ngoài như: tiếng còi xe, tiếng sấm, tiếng độ cơ máy móc, tiếng ồn nói chuyện,...

Đó chính là một trong những lý do có thể dẫn đến mệt mỏi và ức chế trong quá trình nghe nhạc khi chơi các dòng loa treo thông thường, khiến bạn không thể trải nghiệm thưởng thức âm nhạc một cách trọn vẹn và nhẹ nhàng.

 

Vậy nghe loa toàn dải không bị mệt, có thật không?

 

Tổng hợp và thống kê lại những thông tin mà Vidia đã tìm hiểu được thông qua các chia sẻ của người đam mê âm thanh toàn dải cũng như kinh nghiệm đã tích lũy được, Vidia có thể đưa ra năm lý do như sau:

Thứ nhất, khả năng có thể cảm nhận và chịu được của tai người nghe ở khoảng từ 40Hz đến 16kHz và loa toàn dải có thể đáp ứng được dải tần âm thanh ở đúng mức này. Các hãng sản xuất danh tiếng khi cho ra đời những dòng loa toàn dải đều đã tính toán đến điều này để mang đến khả năng tái tạo âm thanh cơ bản một cách tự nhiên và chi tiết nhất. Ngoài ra, âm thanh của các nhạc cụ đều có thể cảm nhận được rõ ràng nhất trong dải tần từ 40Hz đến 16kHz này. Do đó khi kết hợp tất cả yếu tố lại với nhau, người nghe có thể thưởng thức được chất lượng âm thanh hay nhất mà hoàn toàn không bị ức chế hoặc khó chịu.

 

Nghe Loa Toàn Dải Không Bị Mệt, Có Thật Không?

 

Thứ hai, chất liệu làm nên những chiếc loa toàn dải. Để loa tái tạo được âm thanh trung thực, thể hiện được nhạc tính cao nhất của từng bản nhạc, đồng thời đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ ngày càng cao của người nghe, các nhà sản xuất đã nghiên cứu và ứng dụng vật liệu cao cấp kết hợp cùng kỹ thuật hiện đại vào việc sản xuất loa toàn dải như: màng giấy siêu bền và siêu nhẹ, nam châm Alnico,...Cũng do đó mà trên thị trường hiện nay có khá nhiều dòng loa toàn dải được bán với giá thành cực cao, nhưng dân gian có câu “tiền nào của nấy”.

Thứ ba, dải âm trung của loa. Dải trầm của loa sẽ được thể hiện ở mức 40Hz đến 100Hz và dải cao sẽ được chơi ở khoảng 6kHz trở lên, bên cạnh đó là dải âm trung cũng được loa thể hiện vô cùng trung thực và nhẹ nhàng. Những âm thanh của các loại đàn dây, trống, kèn hoặc giọng hát của ca sĩ đều được thể hiện rõ ràng nhất ở dải trung tạo nên lợi thế cực lớn trong việc giúp người nghe tận hưởng âm nhạc không bị mệt.

Thứ tư, độ nhạy của loa và cấu tạo. Thông thường các mẫu loa toàn dải có độ nhạy trên 95dB và được cấu tạo từ nam châm Alnicol từ lực 20.000G cực mạnh nên khi kết hợp cùng ampli đèn hoặc amply bán dẫn IC sẽ thể hiện được nhạc tính cao nhất của bài hát.

 

Nghe Loa Toàn Dải Không Bị Mệt, Có Thật Không?

 

Thứ năm, thể loại nhạc mà bạn nghe. Dòng loa toàn dải thường được người đam mê audio sử dụng để nghe các dòng nhạc như: trữ tình, cổ điển, hòa tấu,...có các dải âm tần cơ bản và hầu như rất ít các dải siêu cao hoặc siêu trầm giúp loa toàn dải có thể đáp ứng tốt việc tái tạo âm thanh.

Vidia Shop vừa chia sẻ đến bạn đọc các hiện tượng khiến bạn cảm thấy khó chịu khi nghe nhạc trong một thời gian dài, cùng với đó là câu trả lời cho vấn đề “Nghe loa toàn dải không bị mệt”. Hi vọng có thể giúp bạn đọc đam mê âm thanh có thêm những trải nghiệm kiến thức về dòng loa toàn dải nổi danh này.