Zalo_ScreenShot_11_3_2024_34583

 

 

Trong năm nay, quy định phòng cháy chữa cháy cho quán karaoke được cập nhật và áp dụng theo những tiêu chuẩn mới nhất. Điều này đặt ra một sự quan tâm đáng kể đối với các chủ quán karaoke, các nhà thầu thi công PCCC, cũng như các cơ quan quản lý trong ngành PCCC. Bài viết này Vidia sẽ giới thiệu tổng quan về những quy định phòng cháy chữa cháy quán karaoke kinh doanh mới nhất năm nay. Mời bạn tham khảo

 

Quy định sử dụng những vật liệu chống cháy để thi công pccc cho quán karaoke

 

Thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC) cho quán karaoke đòi hỏi sự sử dụng các vật liệu chống cháy đúng quy định để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của hệ thống. Sau đây là một số vật liệu chống cháy phổ biến có thể được sử dụng trong thi công PCCC cho quán karaoke:

– Ống thép chịu nhiệt (Fire-resistant steel pipes): Ống thép chịu nhiệt là loại ống được gia cường bằng lớp vật liệu chống cháy, giúp chống cháy và duy trì tính cơ học của hệ thống ống nước PCCC trong môi trường nhiệt độ cao.

– Ống nhựa chống cháy (Fire-resistant plastic pipes): Đây là loại ống được làm từ nhựa chống cháy, có khả năng chịu nhiệt và chống cháy, thường được sử dụng trong việc dẫn nước cho hệ thống PCCC.

– Vật liệu cách nhiệt chống cháy (Fire-resistant insulation materials): Đây là các vật liệu được sử dụng để cách nhiệt cho hệ thống ống nước PCCC, giúp giữ nước trong ống luôn trong trạng thái lỏng và đảm bảo hiệu quả chữa cháy.

– Tấm chịu nhiệt (Fire-resistant boards): Tấm chịu nhiệt là loại vật liệu được sử dụng để bao bọc các thiết bị PCCC như bình chữa cháy, hệ thống bơm nước chữa cháy hay đầu phun cứu hỏa, giúp chúng chịu được nhiệt độ cao trong trường hợp cháy nổ xảy ra.

– Keo chống cháy (Fire-resistant adhesive): Keo chống cháy là loại keo có khả năng chịu nhiệt và chống cháy, được sử dụng để liên kết các vật liệu PCCC lại với nhau, tạo thành hệ thống PCCC hoàn chỉnh.

– Các vật liệu chống cháy khác: Ngoài các vật liệu đã liệt kê ở trên, còn có nhiều vật liệu chống cháy khác như bông khoáng chống cháy, màng chống cháy, mastic chống cháy, dây chống cháy, v.v. cũng có thể được sử dụng tùy theo yêu cầu và quy định cụ thể của từng dự án.

 

Zalo_ScreenShot_11_3_2024_352269

 

 

Quy định phòng cháy chữa cháy quán karaoke mới nhất

 

Các yêu cầu cụ thể về PCCC đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke theo QCVN 06:2022/BXD

 

1. Về lối thoát nạn

 

– Các tầng nhà của nhà kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường phải có không ít hơn hai lối ra thoát nạn.

Cho phép từ mỗi tầng có một lối ra thoát nạn, khi thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

+ Đối với nhà có chiều cao PCCC không quá 15 m thì diện tích mỗi tầng đang xét không được lớn hơn 300 m2. Đối với nhà có chiều cao PCCC từ trên 15 m đến 21 m thì diện tích mỗi tầng đang xét không được lớn hơn 200 m2;

+ Toàn bộ nhà được bảo vệ bằng hệ thống chữa cháy tự động;

+ Số người lớn nhất trên mỗi tầng không vượt quá 20 người;

+ Phải có thêm ít nhất một lối ra khẩn cấp từ các tầng nhà dẫn ra ban công thoáng, hoặc dẫn lên vùng an toàn trên sản thương thoáng, hoặc dẫn ra cầu thang bộ loại 3.

* Lưu ý: Ban công thoáng hoặc sân thượng thoáng nghĩa là hở ra ngoài trời và bỏ phân bao chế (nếu có) phải bảo đảm cho việc thoát nạn, cứu nạn dễ dàng khi lực lượng chữa cháy tiếp cận.

– Lối ra thoát nạn từ mỗi tầng nhà kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường phải dẫn vào buồng thang bộ với cửa ngăn cháy loại 2.

 

Zalo_ScreenShot_11_3_2024_357700

 

 

2. Về đường thoát nạn

 

Đường thoát nạn trên mỗi tầng nhà phải được bảo vệ bởi bộ phận ngăn cháy có giới hạn chịu lửa như sau:

– Đối với nhà cô bậc chịu lửa I – phải làm bằng vật liệu không cháy với giới hạn chịu lửa ít nhất El 30;

– Đối với nhà có bậc chịu lửa II, III, IV – phải làm bằng vật liệu không cháy hoặc cháy yếu (Ch1) với giới hạn chịu lửa ít nhất EL 15.

Trên đường thoát nạn phải bố trí bổ sung các biển báo chỉ dẫn thoát nạn tầm thấp theo TCVN 13456.

 

3. Về hệ thống báo cháy, chữa cháy

 

– Hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động, phương tiện phòng cháy chữa cháy trong nhà kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường phải tuân thủ TCVN 3890, TCVN 5738, TCVN 7336.

– Chuông, đèn báo cháy phải được bố trí trong các hành lang, sảnh chung và trong từng gian phòng của nhà kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường.

Hệ thống điện của giàn âm thanh, hình ảnh phải được kết nối liên động, tự động ngắt khi có tín hiệu từ hệ thống báo cháy tự động và điều khiển ngắt bằng tay (nút điều khiển ngắt bằng tay được đặt tại phòng trực điều khiển chống cháy hoặc tại khu vực lễ tân, có biển chỉ dẫn) khi có cháy.

– Phòng trực điều khiển chống cháy (nếu có) phải tuân thủ 6.17 QCVN 06:2022/BXD.

Quy định phòng cháy chữa cháy quán karaoke mới nhất 

 

Zalo_ScreenShot_11_3_2024_41450

 

 

4. Một số yêu cầu khác

 

– Bậc chịu lửa của nhà kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường phải phù hợp với các quy định tại QCVN 06:2022/BXD và tối thiểu là bậc IV.

– Vật liệu hoàn thiện, trang trí (bao gồm cả tấm trần treo nếu có), vật liệu ốp lát và vật liệu phủ sàn sử dụng trong nhà kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường phải có cấp nguy hiểm cháy không nguy hiểm hơn CV1.

– Nhà kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường phải có sân thượng thoáng và lối vào từ trên cao theo quy định tại 6.3.1 đến 6.3.4 QCVN 06:2022/BXD để lực lượng chữa cháy tiếp cận được.

– Biển quảng cáo của nhà kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường phải tuân thủ quy định của QCVN 17:2018/BXD.

 

Trên đây là quy định phòng cháy chữa cháy quán karaoke mới nhất. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ Vidia để được hỗ trợ, giải đáp.