Đối với dàn karaoke thì amply chính là thiết bị cực kỳ quan trọng, chất lượng âm thanh của dàn được đảm bảo đến 40% nếu bạn chọn được một amply tốt. Nhưng quan trọng hơn chính là sử dụng, kết nối và cân chỉnh amply karaoke đúng cách.

 

Trước tiên, Vidia mời bạn tìm hiêu thêm những thông tin cần thiết đế lựa chọn được một amply karaoke chất lượng và phù hợp với dàn âm thanh của bạn.

 

1. Lựa chọn amply karaoke cần lưu ý những điểm gì? 

 

huong-dan-su-dung-amply-karaoke

 

Có thể nói rằng công suất chính là vấn đề đáng quan tâm nhất khi lựa chọn amply cho dàn karaoke gia đình. Công suất càng cao thì sẽ cho âm thanh càng mạnh mẽ, sống động. Nhưng trước khi chọn mua 1 amply bạn cần xác định nhu cầu, mục đích cũng như khả năng của mình để chọn chính xác và phù hợp nhất.

Không cần chọn 1 amply có công suất quá lớn cho dàn karaoke gia đình. Bởi những amply như vậy sẽ tốn chi phí, mà lại không phù hợp với dàn âm thanh, nhất là loa. Nếu amply karaoke công suất lớn hơn công suất của loa sẽ gây méo tiếng. Nếu sự chênh lệch này quá lớn thì thậm chí còn gây cháy loa.

Cho nên nếu kinh phí bạn có hạn, hãy chọn một chiếc amply công suất vừa phải từ 300-400W và cặp loa từ 300-350W là phù hợp. Sự tương hợp giữa amply và loa sẽ mang đến cho dàn karaoke gia đình bạn chất lượng âm thanh tuyệt hảo.

Không gian và cách bố trí đồ đạc trong phòng cũng rất quan trọng, ảnh hưởng đến cách đặt dàn âm thanh karaoke. Nếu là 1 phòng lớn có nhiều đồ đạc thì nên chọn loại amply có công suất lớn, còn phòng nhỏ thì amply công suất nhỏ.

Bởi vì, khi chúng ta hát, âm thanh chúng ta nghe được là âm thanh tổng hợp đi ra từ loa cộng hưởng với các âm thanh phản xạ từ vách tường, trần nhà. Vì vậy, phòng nghe càng rộng càng nhiều đồ đạc càng gây hao âm thanh. Có thể nói, việc bố trí một dàn karaoke gia đình trong không gian nhiều đồ đạc, diện tích lớn mà lại chọn lựa amply công suất nhỏ là một sai lầm.

Amply cũng giống như những sản phẩm khác, mỗi dòng sẽ có 1 thế ưu nhược điểm riêng, nên bạn cần xác định sở thích, dòng nhạc yêu thích của mình là dòng nào rồi tham khảo ý kiến của người có chuyên môn, nhân viên kỹ thuật để có sự lựa chọn chính xác nhất.

 

2. Những đặc điểm kỹ thuật cần biết trên amply karaoke:

 

2.1. Các nhóm nút điều chỉnh amply:

 

>> Nhóm điều chỉnh kênh Micro

-  Mic: dùng để bạn cắm Micro
-  Gain: khi bạn nhấn vào giảm độ lớn của tín hiệu, nhả ra thì tín hiệu -Micro bình thường
-  Vol: Điều chỉnh âm lượng của Micro
-  Bal: Điều chỉnh sự cân bằng giữa kênh trái và kênh phải
-  Echo: điều chỉnh âm lượng lớn nhỏ của tiếng vang
-  Lo: Điều chỉnh âm trầm (Bass) của Micro
-  Mid: Điều chỉnh âm trung (Bass) của Micro
-  Hi: Điều chỉnh âm cao (Bass) của Micro

 

huong-dan-su-dung-amply-karaoke

 

huong-dan-su-dung-amply-karaoke

 

>> Nhóm điều chỉnh Echo

-  Select: Chọn âm thanh phát ra Mono hoặc Stereo của tiếng vang

-  Vol: Điều chỉnh âm lượng cho tiếng vang

-  Lo: Điều chỉnh âm trầm (tiếng bass) của tiếng vang

-  Hi: Điều chỉnh âm cao (tiếng treble) của tiếng vang

-  Rpt: Điều chỉnh sự lặp lại của tiếng ca

-  Dly: Điều chỉnh tốc độ âm thanh ra nhanh hay chậm

 

 

huong-dan-su-dung-amply-karaoke

 

>> Nhóm điều chỉnh kênh nhạc MUSIC

-  Mode: Chọn nguồn phát nhạc

-  3S: Chọn chế độ âm thanh vòng 3D

-  Vol: Điều chỉnh âm lượng của nhạc nền

-  Lo: Điều chỉnh âm thanh trầm của nhạc nền

-  Mid: Điều chỉnh âm trung (Bass) của nhạc nền

-  Hi: Điều chỉnh âm cao (Bass) của nhạc nền

-  Bal: Cân bằng âm lượng cho 2 kênh ngõ ra của nhạc nền

 

huong-dan-su-dung-amply-karaoke

 

 

>> Nhóm điều chỉnh Master (âm lượng chính)

-  Vol : Điều chỉnh âm lượng lớn nhỏ của toàn bộ hệ thống máy (bao gồm phần Mic, Echo và Music)

-  Lo: Điều chỉnh âm thanh trầm (bass) của toàn bộ hệ thống máy

-  Mid : Điều chỉnh lời ca của toàn bộ hệ thống máy

-  Hi : Điều chỉnh âm thanh cao (treble) của toàn bộ hệ thống máy

- VFD : Hiển thị đèn theo mức độ phát ra âm thanh của toàn bộ hệ thống máy

-  Điều chỉnh Equalizer Reset: Chức năng Equalizer Reset giúp tái tạo âm thanh sâu, ấm và mềm mại

-  Điều chỉnh kênh A – B: Nút chọn ngắt hoặc mở đuờng tiếng A, B hoặc cả A – B tùy theo ý thích người sử dụng

-  Power: tắt/mở nguồn cho amply

 

huong-dan-su-dung-amply-karaoke

 

2.2. Các cổng kết nối ở mặt sau amply:


huong-dan-su-dung-amply-karaoke

Tùy vào từng model amply cao cấp hay bình dân sẽ được thiết kế các cổng kết nối nào, thông dụng hay cao cấp.- Signal GND: Trạm gắn dây nối đất, giúp chống nhiễu và tránh bị điện giật khi có hiện tượng rò điện.

- Inputs: Các cổng kết nối tính hiệu âm thanh vào:

- Phono: Cổng kết nối với máy hát dĩa loại lớn, cổng này chỉ dành cho tín hiệu công suất nhỏ, không được kết nối với các nguồn tín hiệu khác.

- CD: Cổng kết nối với đầu phát CD/VCD/DVD.

- Tuner: Cổng kết nối với máy nghe đài (Radio).

- Line: Cổng kết nối với các nguồn tín hiệu âm thanh khác như TV, MP3,...

- Recorder: Cổng dùng để kết nối với các thiết bị có chức năng thu thanh.

- PB (Playback): Cổng kết nối với tín hiệu âm thanh ra (Audio Out) của đầu thu âm.

- Rec (Recorder): Cổng kết nối với tín hiệu âm thanh vào (Audio In) của đầu thu âm.

- Pre Out: Cổng xuất âm thanh ra dưới dạng tiền khuếch âm (khuếch đại âm thanh mức nhỏ) dùng để kết nối với các thiết bị khuếch đại âm thanh khác.

- Speaker Systems: Cổng kết nối với loa.

- AC Outlets: Các cổng cung cấp điện cho các thiết bị xung quanh khác như đầu phát CD/VCD/DVD,... đây là các cổng cấp điện được Bật/Tắt thông qua công tắc On/Off của Amply. Các thiết bị lấy điện qua cổng này thường công tắc sẽ luôn ở trạng thái On (Bật) và sử dụng công tắc của Amply chung cho tất cả.

- Dây cắm điện cấp nguồn cho Amply hoạt động.

>>  Các kết nối âm thanh đều dùng cặp dây dẫn tín hiệu Composite (đầu cắm bông sen), trong đó dây màu trắng truyền tín hiệu âm thanh (Audio) cho kênh trái (L - Left) và dây màu đỏ truyền tín hiệu cho kênh phải (R - Right).

 

3. Hướng dẫn sử dụng amply karaoke:

 

3.1.  Những lưu ý khi kết nối và sử dụng amply karaoke:

 

-   Không được mở nắp máy và tự ý sửa chữa bên trong máy. Bạn nên tham khảo các chuyên gia có chuyên môn.

-   Không đặt thiết bị ampli dưới mưa hoặc môi trường ẩm ướt

-  Để tránh bị điện giật bạn không dùng những jack cắm với dây điện trần hoặc bị hở. Chỉ sử dụng khi chúng được bọc kỹ

-  Tắt nguồn trước khi kết nối thiết bị

-  Nối đất thiết bị để tránh bị điện giật

-  Vol của Master vặn về mức 0 trước khi bật nguồn Ampli để tránh tình trạng âm thanh quá lớn, tiếng rít gây hư hại cho loa.

-  Hạn chế việc để vật lạ hoặc để nước rơi vào trong thiết bị.

- Trong trường hợp bạn dùng thiết bị amplifier để nối với các thiết bị bên ngoài, chỉ nên mở điện lên khi chắc chắn rằng tất cả các thiết bị chức năng được lắp ráp vào đúng nơi đúng chỗ.

- Cách lắp ráp dây loa: Ở mỗi đầu dây, bạn tuốt một đoạn khoảng 15mm. Chú ý bạn không được để 2 đầu dây chạm vào nhau bởi nếu bạn vô tình để chúng chạm vào nhau sẽ gây hư hỏng cho máy.

 

3.2. Hướng dẫn kết nối amply vào dàn karaoke :

 

Một dàn karaoke gia đình cơ bản thường bao gồm : 1 cặp loa, 1 đầu DVD, 1 micro, và amply karaoke.

Thông thường trên loa, cổng kết nối với loa được chia làm hai trạm kết nối là trạm A và trạm B. Mỗi trạm như thế sẽ có 4 cổng kết nối âm (-), dương (+) của hai kênh trái (left) và phải (right). Khi kết nối cần chú ý kết nối đúng màu sắc hoặc đúng tín hiệu đã ghi trên các cổng kết nối của amply và loa.

Hai trạm kết nối cho phép bạn tối đa kết nối với 4 loa. Nếu chỉ sử dụng 2 loa thì bạn nên kết nối tại trạm A.

 

huong-dan-su-dung-amply-karaoke

 

Trên đây chỉ là cách kết nối với loa thông thường. Nếu bạn sử dụng một hệ thống âm thanh phức tạp hơn thì sẽ có cách kết nối khác.

Với vị trí đặt của hai loa, bên phải hay bên trái là phụ thuộc vào vị trí của người nghe chứ không theo vị trí đặt amply.

Cần để ý tới loại đầu dây kết nối giữa loa và amply. Sử dụng đúng loại dây nói với các cổng kết nối của loa và amply. Vài cổng kết nối sẽ cho phép sử dụng đầu dây trần, chỉ cần bỏ đi lớp nhựa cách điện ở đầu dây, sau đó gắn vào cổng kết nối, cố định chặt lại là được.

 

3.3. Hướng dẫn cân chỉnh cơ bản amply karaoke :

 

– Volume tổng amply chỉnh mức: 4 – 5

– Volume mic chỉnh mức 5 – 6 (nếu mic hay bị hú tiếng có thể giảm về mức 4 cho mic và tăng thêm vol tổng thêm một chút)

– Độ vang (echo) chỉnh mức 4 (có thể chỉnh mức 5 với những người có giọng hát yếu)

– Độ nhại (delay) của mic chỉnh mức 2

– Cân bằng loa (balance): Chỉnh vị trí mức 5 (vị trí chính giữa) có thể tăng thêm cho kênh R vì thông thường tín hiệu kênh R thường mạnh hơn kênh L

Nếu trang bị thêm Equalizer cho dàn máy karaoke gia đình chúng ta sẽ chỉnh như sau:

– Mỗi Equalizer đều có hai vế phải (R) và trái (L) ta chỉnh các cần gạt theo biểu đồ hình chữ V (bass và Treble sẽ cân đối)

– Chỉnh bass mức 6 – 7

– Chỉnh Treble mức 7- 8

– Chỉnh Midle mức 3 – 4 (áp dụng cho cả đường Vol tổng, music và micro)

 

>> Vidia mời bạn tham khảo: BÍ QUYẾT CÂN CHỈNH AMPLY KARAOKE

 

3.4. Bí quyết sử dụng amply karaoke tốt nhất:

 

Khi đấu Amply Karaoke bạn phải chú ý các đầu tiếp xúc tốt tránh di chuyển sẽ làm cho âm thanh kém, hoặc gây ra các tiếng lẹt sẹt khó chịu.

Đấu đúng đầu dương (cầu đỏ) của Amply vào cầu dương (cầu đỏ) của loa. Đấu đúng loa phải vào các cầu phải của Amply và loa trái vào cầu trái của Amply. Rắc tín hiệu R(đỏ) của Amply vào đúng rắc R ( đỏ ) của các thiết bị kết nối ra vào Amply . Rắc L ( trắng ) cũng tương tự như vậy.

Chú ý không để máy chồng đè lên nhau , nên để cách nhau tối thiểu là 5 – 10cm, để đè lên nhau không những làm cho amply không toả được nhiệt thoát ra làm máy rất nóng, còn làm xuyên nhiễu từ trường làm chất lượng âm thanh giảm 10%.

Không nên kết nối các loại ampli karaoke với các loa có công suất quá lớn , cần dòng điện quá cao, trở kháng ghi dưới 4 ôm. Tránh dùng cho 2 đôi loa hoặc đường dây loa quá kém hoặc truyền quá dài (quá 25m ). Những trường hợp này đều có thể làm Amply bị hỏng hoặc chất lượng âm thanh rất kém.

Khi dùng trước khi bật máy thì bạn phải đảm bảo nút âm lượng tổng phải để nhỏ nhất. Khi cắm hoặc rút micro thì đảm bảo âm lượng tổng hoặc âm lượng micro phải để về nhỏ nhất tránh hiện tượng đột ngột gây chết loa treble.

Đảm bảo khi đấu nối các thiết bị thì amply phải trong tình trạng tắt máy, không được đấu chạm các dây với nhau, nếu đấu chạm ở các dây tín hiệu thì chỉ gây không có tín hiệu hoặc gây ù tiếng. Nhưng đấu chạm ở phần dây loa thì làm amply đó hỏng ngay lập tức.

Khi để lâu không dùng hoặc là nghi vấn máy có độ ẩm cao hoặc nước rơi vào trong máy thì trước khi bật điện chúng ta nên sấy khô máy bằng máy sấy tóc để đảm bảo rằng máy đã thật khô trước khi bật điện vào máy.

Không nên để máy ở những chỗ quá kín như trong tủ kính kín, nơi có độ ẩm cao, nơi không chắc chắn có độ rung lớn.

Khi chỉnh thiết bị trong dàn karaoke bạn nên thuộc hết công dụng của từng nút trên máy, sau đó nên học các bước căn chỉnh chuẩn của những kỹ thuật viên âm thanh . Hoặc nhờ những kỹ thuật viên đến nhà căn chỉnh sau đó dùng bút đánh dấu các vị trí mà họ căn chỉnh lại để làm chuẩn khi hát . Trường hợp cuối cùng thì các bạn cứ chỉnh các nút vặn về giữa ( 12h ) theo chuẩn trung bình của hãng, khi đó hiệu quả căn chỉnh đạt điểm 5 mà thôi.

Khi hỏng hóc có những lỗi nhỏ do bẩn nút vặn do 1 số lỗi khác nhau bạn có thể gọi điện cho kỹ thuật viên họ hướng dẫn bạn có thể sử lý được đặc biệt là các amply jarguar cũ. Nếu hỏng nặng bạn phải mang máy đến những nơi chuyên để sửa. Rút ngay dây nguồn ra để tránh máy hỏng nặng hơn, nhiều trường hợp để lâu còn gây hỏng tiếp sang loa của bạn.

 

3.5. Bí quyết bảo quản và vệ sinh amply karaoke :

 

Đầu tiên cần phải tháo board mạch ra.

Dùng bàn chải đánh sạch mặt hàn thiếc, dùng panh – xô ( chổi quét sơn) moi móc thật sạch bụi bẩn dưới link kiện

Rửa sạch bằng nước xà phòng hoặc nếu bạn ngại rửa nước, thì có thể dùng cồn (alcohol), lấy bàn chải đánh rang nhúng cồn và rửa sạch.

Bạn hãy xả nhiều lần bằng nước sạch, nước ấm thì càng tốt, dùng vòi xịt sẽ hiệu quả hơn.

Cuối cùng bạn dùng vòi xịt hơi cho ráo rồi đem phơi, hoặc sấy khô.

Nếu bạn rửa cả biến áp nguồn thì phải phơi dưới nắng to vài ngày mới yên tâm là khô hết bên trong.

 

Với những chia sẻ chi tiết về cách sử dụng, kết nối và cân chỉnh trên. Vidai hi vọng bạn sẽ có thể làm chủ và sử dụng hiệu quả dàn âm thanh karaoke với amply analog. Nếu còn những vẫn đề chưa hiểu rõ hoặc muốn tìm kiếm thông tin về thiết bị. Hãy liên hệ với Vidia để được tư vấn qua hotline : 0902.799.186 hoặc đến các chi nhánh của Vidia để trải nghiệm trực tiếp sản phẩm. Tham khảo địa chỉ đến Vidiashop tại : TRANG LIÊN HỆ

 

Vidia - Một trong những điểm đến mua sắm

thiết bị âm thanh karaoke lý tưởng :

 

>   Vidia cam kết bán hàng chính hãng, mỗi thiết bị bán ra đều đạt  chất lượng đã được người tiêu dùng kiểm định với giá tốt và nhiều quà tặng đặc biệt,. Đảm bảo chế độ bảo hành chính hãng cho từng thiết bị. 

>   Mỗi nhân viên đều nắm vững và thao tác thiết kế và lắp đặt dàn karaoke của Vidia theo quy tắc về âm thanh: Phối theo nguyên lý, lắp theo âm học.

>   Đến Vidia, bạn sẽ được cung cấp đầy đủ thông tin về thiết bị và cách lắp đặt phối ghép thiết bị. Hướng dẫn thao tác sử dụng tận tình, tận nơi và trực quan, dễ hiểu nhất. 

>   “Trăm nghe không bằng mắt thấy”, tại Vidia, bạn luôn có sẵn 2 phòng demo và bạn có thể thoải mái test thử micro hay tất cả các dòng thiết bị khác. Không mua- không sao!