Loa sub có tác dụng giúp cho tổng thể âm thanh chất lượng và hay hơn. Nhưng việc kết nối, cân chỉnh loa sub làm sao để tạo ra âm thanh hay là cả một vấn đề, mà không phải ai cũng làm được.  Hãy cùng Vidia tham khảo cách bố trí và cân chỉnh loa sub tốt nhất trong bài viết này nhé. 

 

 

1/ Cách nối dây loa siêu trầm karaoke cho dàn karaoke

 

 

Điều đầu tiên bạn cần làm chính là đọc quyển sách hướng dẫn của nhà sản xuất để biết cách lắp ghép hợp lý. Thông thường loa sẽ cho tiếng hay nhất khi được đặt ở góc có khoảng cách 1,8m so với các bức tường. Việc dùng phân tần của sub hay phân tần trong receiver bạn phải xác định kĩ bởi phân tần (chia tần số âm thanh ra driver tương ứng) sẽ giúp bạn kết hợp liền một dải tần số giữa loa sub và các loa chính. Một số loa sub có nút công tắc để bạn bật/tắt chức năng phân tần này nếu dùng phân tần trong receiver.

 

Hãy đo chiều dài dây cần thiết từ receiver đến sub, sau đó thêm một đoạn để làm chùng. Nếu kết nối bằng line-level (dùng phân tần trên sub hay receiver), bạn sẽ cần một dây tín hiệu audio tiêu chuẩn với giắc RCA ở mỗi đầu. Chạy dây từ ngõ ra loa siêu trầm của receiver tới ngõ vào line-level của sub. Nếu thích dùng kết nối speaker-level bạn phải dùng khá nhiều dây loa, nhất là khi sub nằm xa so với loa. Để làm điều này bạn cần chạy các dây từ kênh trái/phải của receiver đến sub và từ đó tới các loa.

 

Loa Sub lấy tín hiệu từ ampli hoặc receiver. Thực tế các ampli karaoke hay nghe nhạc thông dụng hiện nay hầu hết đều có cổng lấy tín hiệu cho Sub có ký hiệu là Sub-out, LFE, Line Out nên các bạn chỉ cần dùng dây dẫn tín hiệu đấu từ cổng tín hiệu Sub của ampli hay receiver vào cổng Sub-in của loa Sub.

 

Hướng dẫn kết nối loa sub khi dàn sử dụng 1 loa sub 

Cách kết nối loa sub khi dàn sử dụng 2 loa sub

 

Bạn cũng biết khoảng cách càng xa thì mức độ suy hao tín hiệu càng lớn nên vị trí loa Sub cách receiver hoặc ampli xa thì nên dùng dây dẫn tín hiệu chất lượng tốt

 

2/ Cách cân chỉnh các nút trên loa sub

 

► Nút Freq Cut (Frequency Cut – Chức năng cắt tần số)

 

Tại sao lại có chức năng này? Hiểu đơn giản âm thanh bạn nghe được là tập hợp một dải âm có tần số từ thấp đến cao (thông thường tai người nghe được trong khoảng 20 Hz đến 20 KHz) nên phần âm trầm của loa Sub sẽ nằm trong phần dải thấp. Phần dải trầm này sẽ bù vào phần trầm còn thiếu của loa karaoke (hoặc loa nghe nhạc,xem phim).

Chính vì vậy sản phẩm loa siêu trầm như Sub-600 của VIDIA.VN có trang bị chức năng này cho phép bạn cắt tần số từ khoảng 30 Hz đến 150 Hz. Để sử dụng chức năng này tốt nhất bạn hãy xem thông số của các cặp loa chính (nghe nhạc hoặc hát karaoke) để biết thông số dải tần của nhà sản xuất công bố (tất nhiên các nhà sản xuất uy tín chứ không phải kiểu công bố của nhiều nhà sản xuất Việt Nam hiện nay).

Ví dụ đôi loa chính có thông số âm trầm xuống đến 65 Hz thì bạn hãy vặn nút Freq Cut theo chiều kim đồng hồ dừng lại ở khoảng 65 Hz. Cắt tần là một việc làm cực kỳ quan trọng cho phép bạn thưởng thức chất lượng âm thanh mang lại, cắt ở tần số nào để tần số loa Sub vừa bù đắp và phần còn thiếu của loa chính mà không bị cảm giác chồng lấn giao thoa giữa hai thiết bị sẽ cho bạn trải nghiệm tuyệt vời và hiểu tại sao nên cần loa Sub.

 

► Nút Phase (điều chỉnh pha)

 

Bên cạnh nút cắt tần số thì nút điều chỉnh pha cũng quan trọng không kém. Trong cuộc sống thỉnh thoảng bạn vẫn nghe đâu đó rằng vậy là “lệch pha” rồi, nó mang một ý nghĩa không tích cực. Đối với loa Sub cũng vậy, lệch pha sẽ mang lại trải nghiệm âm thanh rất tệ do dao động của loa chính và loa Sub không cùng nhịp ra vào với nhau.

Do vậy, hãy thử điều chỉnh pha từ 0-180 độ và nghe thử đoạn nhạc có nhiều âm trầm cho đến khi bạn dịch chuyển nút điều chỉnh pha đến điểm bạn nghe được nhiều tiếng bass nhất là được. Việc điều chỉnh pha cần kiên nhẫn và làm từ từ, có thể có thêm người cùng hiệu chỉnh sẽ giúp bạn dễ xác định hơn. Trong trường hợp nếu bạn chỉnh nút Phase di chuyển từ 0-180 độ mà vẫn không xác định được điểm như trên thì hãy trả về vị trí số 0.

 

► Cuối cùng là nút âm lượng (Volume)

 

Đây là nút cân chỉnh cường độ lớn của âm thanh, nghĩa là chỉnh âm thanh to hay nhỏ. Đơn giản là khi bạn thấy âm trầm nghe nhỏ so với tiếng nhạc thì hãy cố gắng điều chỉnh từ từ cho đến khi vừa tai nhất, ngược lại nếu cảm thấy âm trầm to quá lấn át phần nhạc nghe rất khó chịu thì giảm nhỏ lại.

Tất nhiên nút volume chỉnh to nhỏ chỉ là một phần nhỏ đóng góp vào chất lượng âm thanh mà bạn đang nghe vì nó còn phụ thuộc vào chất lượng loa Sub của từng hãng và cách bạn làm chủ các chức năng của nó cũng như bạn dùng loa sub karaoke gia đình, nghe nhạc (gu nhạc) hay xem phim cũng như cách nó phối hợp tổng thể toàn bộ dàn mà bạn đang sử dụng.

 

3/ Vị trí đặt loa sub tốt cho dàn hát karaoke

 

 

Việc chọn vị trí đặt loa siêu trầm (subwoofer) trong hệ thống karaoke kinh doanh để nghe tiếng bass đầy đặn hơn, làm sao cho âm bass của nó kết hợp hài hòa với âm thanh của các loa khác phù hợp là điều cực kì quan trọng, quyết định chất lượng âm thanh của cả dàn karaoke. Loa siêu trầm cần được đặt thấp, cách mặt đất khoảng 30cm là hợp lý nhất.

 

Ảnh minh họa: Vị trí đặt loa sub tốt cho dàn hát karaoke

 

Do cấu trúc đặc biệt của subwoofer nên tiếng bass của nó nghe khác so với tiếng bass cột hay bookself. Loa siêu trầm được thiết kế để tạo ra nhiều âm trầm thấp nhất của dải tần với tốc độ chậm, chứ không phải những tiếng trầm chi tiết, nhanh gọn, rõ ràng như ở các loa bass thông thường. Nếu được sắp đặt hợp lý, âm thanh sẽ trở nên nhẹ nhàng, êm ái, không quá mạnh mẽ; ngược lại thì tiếng rất nặng nề, mệt mỏi, gượng gạo.

 

Tính hài hòa giữa loa siêu trầm và toàn bộ hệ thống sẽ dễ đạt hơn khi bạn mua trọn bộ hệ thống loa từ cùng một nhà sản xuất vì chúng sẽ hợp tác với nhau nhịp nhàng hơn. Nếu bạn vẫn lựa chọn loa siêu trầm của một nhà sản xuất khác, hãy dùng một số núm điều khiển trên loa để phối hợp âm thanh siêu trầm với âm thanh toàn hệ thống.

 

4/ Phân biệt loa siêu trầm chủ động và thụ động trong dàn Karaoke gia đình

 

Loa trầm hay loa sub là thiết bị không hề xa lạ với các dàn karaoke gia đình, nhằm hỗ trợ tái tạo âm trầm ấn tượng , chất lượng. Tuy nhiên, bạn đã hiểu và có thể phân biệt được các dòng loa siêu trầm. Thế nào là loa siêu trầm chủ động và thụ động. Hãy cũng Vidia tìm hiểu ngay trong bài viết.

 

Với 1 dàn karaoke gia đình tiêu chuẩn thì loa siêu trầm chủ động thì cần nguồn nuôi từ amply rời, còn với loa siêu trầm thụ động đã có sẵn amply trong thùng loa.

 

 

 Phân Biệt Loa Siêu Trầm Chủ Động Và Thụ Động Trong Dàn Karaoke Gia Đình

 

Kiểu kết nối ở loa siêu trầm thụ động

 

Cái tên đã nói lên đặc điểm của dòng loa này, thụ động vì nó cần 1 nguồn nuôi từ amply rời, giống như những dòng loa truyền thống. Nếu lao siêu trầm thụ động cần thêm công suất để tái tạo âm thanh tần số thấp thì ampli hay receiver phải đủ sức đáp ứng được nhu cầu mà không làm ảnh hưởng tới công suất chung của ampli hay receiver.

 

Đối với những trường hợp mà ampli hay receiver cho dàn karaoke gia đình tiêu chuẩn không đủ để đáp ứng, thì sẽ dùng đến loa siêu trầm chủ động (thường gọi là Powered subwoofer hay Active Subwoofer). Với dòng loa này thì đã có sẵn amply được thiết kế riêng cho mình và được tích hợp chung trong cùng một thùng loa.

 

Loa Siêu Trầm Chủ Động Và Thụ Động Trong Dàn Karaoke Gia Đình

 

Một điểm cộng ữa của dòng loa siêu trầm chủ động chính là chỉ cần nối một đường cáp tín hiệu duy nhất tới đường xuất pre-amp lấy tín hiệu, giải phóng cho ampli hay receiver khỏi phải kéo thêm dải siêu trầm, chỉ tập trung cho các loa trung và loa cao để hiệu quả hơn.

 

Các cổng phía sau lưng một loa siêu trầm

 

 Loa Siêu Trầm Chủ Động Và Thụ Động Trong Dàn Karaoke Gia Đình

 

Nếu đánh giá một cách khách quan cũng khó có thể nói loa siêu trầm chủ động hay thụ động tốt hơn, mỗi dòng có 1 ưu nhược điểm riêng. Nhưng nếu so về độ thông dụng thì loa siêu trầm chủ động được chọn nhiều hơn, bởi chúng có sẵn các mạch khuếch đại riêng, không bị hạn chế bởi năng lực của ampliy hoặc receiver, hay phải cần thêm một ampli rời chuyên dụng.

 

Đặc điểm này giúp loa siêu trầm chủ động dễ dàng phối ghép với các hệ thống âm thanh hi end ở rạp tại gia hiện nay, bởi lẽ hầu hết các bộ dàn này thường luôn có sẵn một hoặc 2 đường xuất pre-amp chuyên để nối với các loa siêu trầm chủ động.

 

Bạn sử dụng loa siêu trầm thụ động nếu muốn phát huy tối đa năng lực của loa thì bạn cần phải mua thêm một ampli chuyên cho loa siêu trầm để kéo.

 

 Loa Siêu Trầm Chủ Động Và Thụ Động Trong Dàn Karaoke Gia Đình

 

Công việc thiết lập giờ chỉ còn là việc nối đường xuất pre-amp trên bộ dàn tới đường nhập (Line-IN) của ampli rời này và nối các giắc loa cổng ra (OUT) từ ampli rời tới giắc loa cổng vào (IN) trên loa siêu trầm thụ động.

 

Nếu loa siêu trầm thụ động có kết nối cổng vào ra speaker tiêu chuẩn, bạn có thể không cần dùng ampli rời chuyên dụng. Lúc này, bạn nối giắc loa cổng ra trái và phải trên receiver/ampli tới cổng vào trên loa siêu trầm rồi nối giắc loa cổng ra trái phải trên loa siêu trầm tới các loa trái phải chính.

 

Ở kiểu kết nối này, loa siêu trầm cho bộ dàn hát karaoke sẽ tự lấy dải tần số thấp nhờ bộ phân tần tích hợp, còn các tần số trung và cao được giữ nguyên và chuyển tới các loa phụ trách các dải này. Mặc dù không cần dùng tới ampli chuyên dụng rời, nhưng kiểu kết nối này cũng đòi hỏi receiver/ampli phải đủ khỏe để kéo được loa trầm.

 

Tuy nhiên, cũng có một số kiểu kết nối ngoại lệ. Chẳng hạn, nhiều loa siêu trầm chủ động có thể có cả đường Line-IN và giắc nối loa. Trong trường hợp này, loa siêu trầm có thể nhận tín hiệu hoặc từ giắc nối loa của receiver/ampli, hoặc từ cổng ra pre-amp của dàn rạp tại gia.

 

Điều này có nghĩa là, kể cả bạn có bộ receiver đời trước mà không có cổng ra pre-amp ra, bạn vẫn có thể dùng loa trầm chủ động này thông qua cách kết nối giắc nối loa thông thường.

 

Khi định mua thêm loa siêu trầm để dùng với dàn rạp tại gia của mình, hãy kiểm tra xem bộ dàn của mình có đường ra pre-amp hay không (thường được ký hiệu là Sub Pre-Out hoặc Sub Out). Nếu có, tốt nhất bạn nên mua loa siêu trầm chủ động.

 

Nếu bạn mua một bộ dàn dạng tất cả trong hộp (HTIB) đã có sẵn loa siêu trầm đi kèm, kiểm tra xem loa siêu trầm này là loại gì. Nếu loa siêu trầm này không có Line-IN chuyên dụng mà chỉ có các giắc nối loa thông thường, bạn nên đầu tư mua thêm một ampli rời cho loa siêu trầm này.

 

 Nếu loa siêu trầm cho bộ dàn hát karaoke có cả giắc nối loa vào/ra, bạn có thể kết nối theo cách đề cập ở trên, theo đó cổng ra loa trái/phải trên receiver/ampli nối với cổng vào loa trái/phải trên loa siêu trầm, và cổng ra loa trái/phải loa siêu trầm nối với loa trái/phải chính.

 

Nếu bạn muốn được tư vấn và hỗ trợ thì hãy liên hệ ngay qua hot line 0902.799.186, tại Vidiashop, chúng tôi luôn luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn mọi nơi, mọi lúc bất kể thời gian nào trong tuần.

 

Hi vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn trong việc kết nối, bố trí và cân chỉnh loa siêu trầm karaoke hợp lý , mang lại chất lượng âm thanh tối ưu nhất. Nếu có thắc mắc về kỹ thuật hoặc thiết bị, hãy liên hệ ngay cho Vidia để được tư vấn ngay lập tức. 

 
👇

>> Mời bạn tham khảo video giới loa sub karaoke cao cấp bán chạy số 1 hiện nay tại vidia nhé: