Không phải chỉ trong thời gian gần đây, mà từ khi phong trào hát karaoke ra đời, vấn đề vì sao micro karaoke bị hú, rít (feedback) trong khi hát lại được đề cập và có nhiều ý kiến trái chiều nhau đến như vậy. Theo một số người thì nguyên nhân cơ bản là do bạn sử dụng micro chất lượng không cao, có người cho rằng do bạn không biết kết hợp loa karaoke với các dòng loa phụ trợ như loa âm trần,  loa treo tường,.. một cách thích hợp trong khi một số khác lại cho rằng nguyên nhân chính là bởi amply xử lý và lọc âm không tốt chứ không phải do micro. Vậy đâu là nguyên nhân thật sự? Chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

 

 

 

Micro bị hú, rít khi hát karaoke xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Một phần nhỏ trong đó gây ra từ việc bạn đã mua phải chiếc micro hay amply kém chất lượng không có thương hiệu rõ ràng hoặc là bạn đã bị che mắt bởi vẻ ngoài hoành tráng và lời nói như rót mật vào tai của chủ quán.  Tuy nhiên, cũng không phải sản phẩm nào trên thị trường mà bị hú, rè đều là hàng không tốt, bởi vì nguyên nhân chủ chốt lại chính là do quá trình cộng hưởng âm thanh.

Thông thường khi hát karaoke, micro tiếp nhận âm thanh, đi qua bộ xử lý mixer, EQ, qua cục đẩy công suất rồi ra loa, kết thúc một chu trình bình thường. Tuy nhiên, đôi khi trong vài trường hợp micro nhận lại tín hiệu từ loa và thế là xảy ra vòng lặp vô thời hạn và tạo ra tiếng hú chói tai mà bạn đã gặp phải. Nếu hiện tượng này xảy ra trong thời gian dài sẽ dẫn tới nóng côn loa và cháy loa. Như vậy tại sao lại có hiện tượng cộng hưởng. Điểm qua một vài nguyên nhân chỉ yếu như sau:

- Do micro: Một micro có số Ohm thấp sẽ tăng khả năng bị hú. Sau màng nhún của Micro luôn có lỗ thoát hơi, vì 1 lý do nào đó mà màng nhún này bị bịt kín (do bụi bẩn, hư hỏng theo thời gian) thì sẽ có âm thanh cộng hưởng bên trong thân micro gây tiếng hú nhức óc. Với micro có dây thì cộng hưởng từ giữa các thiết bị điện cũng gây nhiễu tín hiệu từ micro đến amply và jack cắm lỏng cũng có thể gây hú.

- Do công suất: Khi công suất của thiết bị không đủ, mọi người thường có khuynh hướng tăng độ nhạy của micro lên và càng nhạy, micro lại càng dễ nhận được nhiều tín hiệu lêch lạc và dễ gây ra hiện tượng hú rít.

- Do bố trí loa: Loa đặt gần micro hay hướng thưởng vào micro tạo tiếng hú khó chịu.

- Do không gian và thiết kế của căn phòng: mỗi phòng hát có một tần số cộng hưởng riêng. Giống như chuyện bạn áp con ốc và tai và nghe như có tiếng gió và sóng biển vậy.

Và hậu quả của việc tình trạng hú, rít kéo dài đó là loa của bạn đang bị đe dọa và gây khả năng tổn hại nghiêm trọng. Càng hú nhiều loa càng dễ hư và thời gian xảy ra càng lâu, có thể dẫn đến cháy công suất, lan sức ảnh hưởng lên nhiều thiết bị khác mà bạn đang sử dụng. Một tiếng hú ở loa treble trong khoảng thời gian 5 giây trở lên thì cuộn dây loa sẽ sinh nhiệt nhanh chóng mà không kịp tỏa nhiệt ra môi trường xung quanh dẫn đến cháy loa. Và sĩ nhiên hậu quả thiết thực nhất chính là bạn phải gánh chịu tiếng rít điên đầu, chói tai và bạn sẽ chả còn hứng hát hò gì nữa.

 

Cách khắc phục hú, rít

Nguyên nhân nào thì xử lý từ đó, bạn cần xác định chính xác vì sao bạn cứ mãi chịu đựng cảm giác khó chịu đó khi hát karaoke hoặc nếu bạn chưa có dàn mà chỉ phòng hờ trường hợp hú rít thì hãy lựa chọn sản phẩm và sử dụng đúng cách nhé.

Micro 

Đối với micro, nên chọn những dòng micro tốt (chính hãng cho chắc chắn nhé). Trên thị trường hiện nay, có vô vàn những thương hiệu được giới thiệu với tính năng chống hú vượt trội và được nhiều khách hàng đã trải nghiệm cũng như đánh giá cao, có thể kể đến như micro không dây Verity US SE55, E3 V300, Navision No58, BFaudio J11 và dòng có dây tiêu biểu như micro Shure KSM9, Shure SM78A.

Lưu ý trong khi hát, bạn nên đặt micro gần miệng sẽ ít bị hú hơn so với khi đặt xa và đặc biệt là đừng hướng micro về loa nhé. Việc cầm micro đúng cách cũng giúp bạn tránh tình trạng hú rất tốt đấy.

 

     

 

Loa và cách bố trí loa

Điều gần như luôn đúng với các phòng hát ở Việt Nam là tần số đáp ứng của hệ thống loa không bằng phẳng. Bởi thế những người dùng thường phải sử dụng EQ để phần nào cân bằng lại biểu đồ tần số đáp ứng. Ngoài những dải tần số thừa mà ta phải cắt bới thì cũng có những tần số mà ta phải tăng lên để đảm bảo tính cân bằng âm sắc. Khi nâng độ nhạy thì hú rít sẽ xảy ra. Đây là nhược điểm mà EQ mắc phải và ta cần phải cần có kỹ năng nhất định để biết tần số nào nên tăng/giảm và tăng/giảm tới đâu là ngừng.

Nhưng việc học thực sự là quá tốn thời gian vì nó cần có sự luyện tập thực tế nên để chất lượng âm thanh tốt hơn mà bạn cũng không phí công sức, tốt hơn hết hãy sử dụng những dịch vụ cân chỉnh âm thanh tại nhà bên ngoài hoặc ngay tại nơi bạn đã mua hàng nếu có dịch vụ. Nhưng để bạn thuận tiện hơn phòng trường hợp cấp bách, hãy xem cách cân chỉnh ngay bên dưới.

* Cách chỉnh amply cơ bản:

- Trước tiên ta để các nút của phần master và các nút của micro ở chính giữa tại mức 0db, nút âm lượng của micro để ở mức nhỏ nhất.

- Sau đó ta tăng dần nút âm lượng (volume) của micro lên đến khi nào loa bị hú thì dừng lại và giảm từ từ xuóng để loa hết hú rít mà mức âm lượng của micro vẫn đảm bảo sử dụng được.

- Trường hợp nếu micro đã đạt mức âm lượng chuẩn mà vẫn không hết hú thì ta giảm dần bass của micro và bass của master hoặc treble của micro và treble của master cho đến khi hết thì dừng lại.

- Ngoài ra còn có tiếng bass và treble của echo cũng ảnh hưởng đến việc hú, rít micro, ta chỉ cần giảm dần phần này xuống cho đến khi cảm thấy ổn và micro hát không bị quá khô.

Về cách bố trí loa, ta cần đặt loa và micro xa nhất có thể, và tránh để mặt loa tiếp xúc trực diện với đầu micro.

Về công suất, đôi khi công suất không đủ cũng gây ra tình trạng hú rít khó chịu bởi vì bạn buộc phải tăng độ nhạy đầu vào của tín hiệu mà độ nhạy càng cao, hú rít sẽ càng dễ xảy ra.Trong trường hợp này, nếu bạn đã làm mọi cách để chỉnh như vẫn không hiệu quả thì giải pháp tốt nhất đó là thay thế amply hoặc EQ bằng main, mixer để đạt hiệu quả xử lý âm thanh và công suất đảm bảo.

Hiện nay, việc sử dụng mainmixer đang trở nên phổ biến hơn vì hiệu quả chất âm cao mà nó mang lại với tính năng đặc trưng là chống hú rít tối đa. Ngoài ra, trên thị trường cũng có những thiết bị chuyên trị chứng hú, rít cho dàn như phổ biến nhất và mức giá cũng hợp lý là Feedback XTR 2.0.

Không gian và thiết kế của căn phòng

Điều này giải thích vì sao các phòng karaoke chuyên nghiệp thường thiết kế kèm theo các tấm tiêu âm, cách âm hoặc xây dựng phòng phòng karaoke phù hợp giúp thanh đổi tần số cộng hưởng, cho hiệu quả âm thanh tốt, hạn chế hú rít.