KHÁM PHÁ NHỮNG THÔNG SỐ QUAN TRỌNG CỦA AMPLY (P2)

 

Tiếp nối  phần 1  hôm trước

Ad đã quay trở lại với  phần 2  đây

"LÀM SAO ĐỂ BIẾT TẤT TẦN TẬT VỀ NHỮNG THÔNG SỐ  QUAN TRỌNG CỦA AMPLY"

 

 

Ở phần 1, chúng ta đã tìm hiểu về 4 thông số Amply mà thật sự quan trọng: Công suất của Amply, Độ lợi công suât, Tần số đáp ứng, Hiệu suất. Các bạn có thể xem lại ở đây.

 

Tiếp ở phần 2 này, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm 3 thông số khác quan trong không kém. Cùng nhau chia sẻ nhé!

 

 

 

amply_e3_d8000_1
 

 

<><><><><><><><><><>

 

 

5. Méo hài tổng (THD)

 

Thông số Amply này nghe khá trừu tượng nhưng cũng vô cùng quan trọng. Nó biểu thị sự chênh lệch tổng hài giữa các tần số tín hiệu đầu vào và âm thanh đầu ra sau khi qua amply. Nghĩa là, độ chênh lệch này càng lớn thì độ méo càng cao và làm giảm tính trung thực của âm thanh. Như vậy, THD càng thấp thì amply cho âm thanh càng trung thực. Thông thường, một chiếc amply phải có THD < 0.5%.

 

Để hiểu thêm về Méo hài tổng (THD) là gì và dùng thiết bị gì để đo THD, nhấn vào đây nhé!

 

6. Trở kháng

Trở kháng của loa là gì?

Trong kỹ thuật điện, trở kháng là đại lượng vật lý đặc trưng cho sự cản trở dòng điện của một mạch điện khi có hiệu điện thế đặt vào. Nó thường được ký hiệu bằng chữ Z và được đo trong bằng đơn vị đo Ω (Ohm). Trở kháng là khái niệm mở rộng của điện trở cho dòng điện xoay chiều, chứa thêm thông tin về độ lệch pha. Cũng như các vật dẫn điện khác, loa có điện trở, độ lớn của chỉ số này là trở kháng của loa kí hiệu là R. Trở kháng do cuộn dây cấu tạo bên trong loa quyết định.

Trở kháng của loa ảnh hưởng tới phối ghép amply

Có một điều bạn cần lưu ý khi chọn ghép nối loa karaoke và amply có trở kháng khác nhau. Đó là tổng trở của loa mà nhỏ hơn trở kháng của amply thì amply sẽ bị quá tải và cháy, kể cả khi đã đảm bảo điều kiện ghép nối là: công suất amply lớn hơn công suất trung bình của loa. 

Loa được chia làm 2 loại là trở kháng cao và trở kháng thấp. Loa karaoke thường được nhà sản xuất chọn ở mức phổ biến là 4 Ohm, 6 Ohm hoặc 8 Ohm. Ngoài ra, trong các dàn âm thanh karaoke, nếu bạn phối ghép các loa với nhau, việc đấu nối nhiều hơn một loa vào cùng một kênh của amply là điều bắt buộc. Có hai cách ghép nối loa cơ bản là: nối song song và nối liên tiếp. 

Trở kháng trong kết nối nối tiếp được tính như sau:

Tổng trở (R) = R1 + R2 + R3 +... + R (n)

Trở kháng trong kết nối song song được tính như sau: 

1/R = 1/R1 + 1/R2 + 1/R3 +... + 1/R (n)

Với cách nối mạch song song thông thường giữa các loa karaoke, trở kháng càng lớn thì loa càng dễ tương thích với amply hơn. Theo đó, loa có trở kháng 8 Ohm tốt hơn loa 4 Ohm trong việc phối ghép. Khi mắc song song trở kháng của loa giảm, công suất loa tăng lên nên bạn cần lưu ý công suất amply cho phù hơp với loa. Thông thường, các nhà sản xuất amply sẽ liệt kê công suất đầu ra theo từng loại trở kháng để người dùng có căn cứ phối ghép.

Khi ghép nối loa karaoke với amply cần lựa chọn những thiết bị có cùng trở kháng. Nếu trở kháng loa giảm đi 1 nửa thì công suất amply cần tăng lên gấp đôi nếu chúng ta ghép nối lệch trở kháng. Thông số Amply này ảnh hưởng rất lớn đến việc thiết lập và lựa chọn một dàn karaoke hiệu quả đúng không cả nhà?

 

 

 

ket-hop-amply-voi-loa
 
Loa và Amply có quan hệ mật thiết với nhau

 

 

 

7. Dùng amply OTL hay OPT

Phân biệt giữa OTL và OPT


Mạch OTL (Output Transformer-Less) đầu tiên được cấp bằng sáng chế do kỹ sư Julius Futterman người Mỹ phát minh năm 1954 và là một trong những mạch khởi đầu cho các sáng chế sựa theo nó sao này ứng dụng trong công nghệ chế tạo đèn điện tử. OTL chỉ thật sự lỗi thời khi bán dẫn ra đời.
Bóng điện tử chân không có nội trở cao hoạt động với môi trường điện áp cao và dòng điện thấp. Do đặc tính hoạt động đó, các biến thế xuất âm (OPT) được sử dụng để hạ áp đầu ra cho các thiết bị sử dụng bóng chân không. Các biến thế này có khả năng tạo ra hài âm bậc chẵn chính xác và khuếch đại những chi tiết vi mô của bản nhạc. Tuy nhiên OPT cũng sinh ra hiện tượng méo âm và làm giảm đi băng thông cũng như dải rộng của âm thanh. Ở điểm này, OTL lại tỏa sáng với tính tiện dụng (không phải dùng các linh kiện cồng kềnh và rườm rà), có khả năng khắc phục các yếu điểm về tốc độ, cường độ hay dải rộng mà OPT không làm được. OTL còn có băng thông cực rộng lên đến hàng trăm KHz chứ không thấp như OPT mang lại tính tiện dụng rất cao.

 

Nhiều người không thích mạch OPT vì chúng có thể gây hiện tượng méo âm làm hạn chế băng thông và rải rộng của âm thanh và họ ưa chọn OTL hơn bởi việc sử dụng OTL giúp dòng điện không phải đi qua một linh kiện to lớn, cồng kềnh với cuộn dây nhiều vòng ở đầu ra.

 

Chính vì thế, mạch điện OTL có khả năng khắc phục được những nhược điểm của mạch OPT như cường độ, tốc độ và dải rộng của âm thanh. Thêm nữa, băng thông của OTL cực rộng, có thể lên tới hàng trăm kHz. Chính vì thế, những năm gần đây, các thiết bị âm thanh sử dụng mạch điện OTL lại xuất hiện khá phổ biến và được dân chơi âm thanh nồng nhiệt đón nhận.

Đây cũng là thông số Amply đáng quan tâm chứ anh em nhỉ?

 

 

Trên đây là 3 thông số quan trọng nữa của một chiếc amply karaoke mà Vidia đã chia sẻ cho anh em nhà mình để biết chi tiết về các thông số của amply. Cùng tổng hợp lại 7 thông số amply được xem là quan trọng nhé:

1. Công suất Amply

2. Độ lợi công suất

3. Tần số đáp ứng

4. Hiệu suất

5. Méo hài tổng

6. Trở kháng

7. Mạch OTL và OPT

 

Cảm ơn quý anh em đã đồng hành cùng Vidia trong bài viết này, nếu có điều gì thắc mắc, hãy bình luận để Vidia được tư vấn và hỗ trợ nhé!

Anh chị có thể liên hệ Vidia tại đây nè!

-------------------------------------------------------------------