Chức năng chính của loa sub chính là hỗ trợ âm trầm.  Nhờ vậy mà âm thanh phát ra sẽ ấm hơn, tiếng bass sâu và dày hơn, tiếng micro bắt sẽ nhạy hơn. Âm thanh nhạc ra sẽ hay hơn nhiều. Quá nhiều chức năng dành cho một dàn âm thanh. Đọc thêm bài viết để biết thêm về loa sub siêu trầm .

 

 

 

Loa siêu trầm hay còn gọi là subwoofer, hay loa sub đã xuất hiện khá lâu trên thị trường thiết bị âm thanh karaoke nhưng đến thời điểm hiện tại không phải ai cũng biết rõ hết công dụng của dòng loa này. 



Loa sub karaoke có nhiệm vụ tái tạo những âm thanh ở tần số thấp từ 20-200Hz, hay còn gọi là bass, nhằm hiệu ứng mạnh mẽ hơn, mang đến sự khác biệt lớn. Cho đến bây giờ thì loa sub đã trở thành một phần không thể thiếu ở các sân khấu, câu lạc bộ, các quán bar, karaoke,…

 

 

Nếu bạn nhìn vào những quảng cáo loa với ký hiệu 2.1. 5.1. 7.1... thì số 1 lẻ loi đó chính là ký hiệu của loa siêu trầm (subwoofer). Có tần số cực thấp từ 20 đến 200 Hz, đây là nơi xuất phát của những tiếng bass cực thấp. Có một loa siêu trầm trong dàn cũng có nghĩa là các loa khác có thể có kích thước nhỏ nhắn hơn vì không phải đảm nhiệm phần tiếng bass.

 

Dòng loa subwoofer này không có một quy định về mẫu mã hay thiết kế nào chung. Nó phụ thuộc vào tính năng cũng như mục đích của nhà sản xuất.

 

Đa số các loa siêu trầm đều có ampli công suất lắp sẵn ở trong để điều chỉnh tiếng bass. Những subwoofer giá rẻ thì không có ampli lắp trong mà "mượn" của ampli chính của cả dàn loa. Cho nên âm thanh sẽ không được như ý khi ta không thể điều chỉnh được tần số bass.

 

 

 
Về đặc tính kỹ thuật của loa sub chất lượng, có thể chia subwoofer thành 2 loại chính:
 

- Loa sub hơi (hay còn gọi là loa sub thụ động): không đi kèm ampli tích hợp, nên sẽ phải đi kèm với các ampli rời. Chính điều này khiến dòng loa này không thực sự phổ biến với người không có kiến thức, kinh nghiệm về cách phối ghép, căn chỉnh các sản phẩm thiết bị karaoke.

 

Nhưng Sub hơi có thể sẽ gọn gàng hơn, và hiệu quả cũng cao hơn nếu đầu tư đúng cách.


- Loa sub điện (hay còn gọi là loa sub chủ động): tích hợp sẵn amply kèm theo, người dùng chỉ cần đưa tín hiệu âm thanh tới là có thể sử dụng. Phù hợp với những người phổ thông, không cần sành về âm thanh, thiết bị karaoke cũng có thể sử dụng được.

 

Các mẫu thiết kế loa sub karaoke cao cấp khác nhau bạn cần biết

 

- Liền hộp: kiểu subwoofer này không khác quá nhiều loa thùng thông thường, nguyên khối hộp kín, và đi kèm một củ loa woofer phát tiếng ra ngoài.

 

- Có lỗ thông hơi: dễ dàng nhận diện với một lỗ nhỏ ở cạnh loa, thường được sử dụng để tăng cường không khí, qua đó tăng hiệu quả âm trầm về cả độ lan tỏa lẫn sức mạnh. Vị trí đặt lỗ thông hơi phụ thuộc vào ý đồ của nhà sản xuất, thường ở phía trước hoặc sau. Nhưng hiện nay có xu hướng chuyển sang lỗ thông hơi phía trước để phù hợp các phòng nghe nhỏ. Còn vị trí lỗ ở phía sau sẽ cần cân chỉnh subwoofer khéo léo hơn.

 

 

- Đẳng áp: một số subwoofer có 2 củ loa đặt ở vị trí đối xứng nhau. Về lý thuyết, các sóng âm sẽ cộng hưởng để tạo nên bass cực mạnh, nên sub thường được dùng phổ biến tại các sân khấu, quán bar hay sử dụng các loại nhạc dance mạnh mẽ.

 

Để trải nghiệm và được tư vấn miễn phí sản phẩm hãy truy cập vào www.vidia.com.vn hoặc đến các chi nhánh của Vidia hoặc liên hệ ngay Hotline: 0902.799.186. Vidia sẵn sàng hỗ trợ bạn mọi lúc, mọi nơi.