Với cùng một dòng loa có người dùng đến vài chục năm vẫn cho âm thanh hay miễn bàn, nhưng có người chỉ xài 2,3 năm là loa đã “nát” . Và nguyên nhân chính là cách sử dụng loa của người dùng chưa đúng, amply quá tải hay điều kiện phòng quá nóng không thích hợp với để sắp đặt loa... Rất nhiều lý do để bộ loa của bạn mau hỏng . Hãy cùng Vidia tham khảo những bí quyết sử dụng loa giúp loa bền hơn, mang lại chất lượng âm thanh vượt trội.

 

Bí quyết để chọn được Loa Karaoke hay nhất cho dàn âm thanh

 

Loa karaoke hay nhất phải là dòng loa phù hợp nhất với:

 

  • Kích thước phòng chơi nhạc / hát karaoke của bạn

  • Chi phí bạn có thể bỏ ra.

  • Gu thưởng thức âm thanh của bạn

  • Kích cỡ, công suất và khả năng âm lượng của các thiết bị khác sẽ phối ghép với loa trong dàn âm thanh.

Ngoài ra, bạn phải nắm được:

 

  • Công suất của loa bạn muốn lựa chọn

  • Độ nhạy của loa

  • Thương hiệu của loa

 

Thông số kỹ thuật

 

Đối với loa, thông số kỹ thuật của loa quyết định chất lượng âm thanh ra loa, cũng như khả năng phối ghép hòa hợp với các thiết bị khác trong dàn.

 

Bạn sẽ tham khảo bảng thông số kỹ thuật thường đính kèm trong sách hướng dẫn sử dụng, trên các bài giới thiệu loa trên web hãng. Thông thường, công suất ghi trên loa được chia làm 3 loại : công suất định mức/ công suất trung bình/ công suất tối đa. Nên khi chọn loa , bạn nên xác định rõ công suất mà hãng đang nói tới. Nên nhờ sự tư vấn của các chuyên gia hay kỹ thuật viên có kinh nghiệm.

 

Chọn công suất theo không gian

 

chọn loa karaoke tốt

 

Bạn chọn loa cho một căn phòng dưới 20m2 . Vidia khuyên nên chọn đầu tư một cặp loa có công suất vừa phải, 150w là thích hợp. Nên bố trí đồ đặc trong phòng gọn gàng, nếu không gian nhỏ những quá nhiều đồ đạc, sắp xếp không hợp lý thì nên chọn công suất lớn hơn đôi chút.

 

Dựa vào độ mở của căn phòng : Nếu phòng thoáng, bạn nên cộng thêm vào diện tích từ 5-15m2 ( tùy độ thoáng nhiều hay ít ). Như vậy mới đảm bảo âm thanh của dàn lan tỏa rộng.

 

Ví dụ : phòng của bạn thoáng , hở nhiều với diện tích 20m2. Tức là bạn nên chọn loa cho diện tích : 30m2 là phù hợp.

 

Dựa vào cách bày trí trong nhà : Như Vidia đã nói, nếu phòng nhiều đồ đạc , thì công suất loa nên lớn hơn thông thường. Đặc biệt, phòng có nhiều vải hay rèm vải thì nên cộng thêm công suất cho loa. Nói một cách chuyên nghiệp thì công suất loa còn phụ thuộc đến những vật liệu tiêu âm cách âm trong phòng karaoke. Nếu phòng có nhiều vật liệu hút âm thì chúng ta nên cộng thêm công suất cho loa.

 

Trong trường hợp nếu không gian phòng không lớn, bạn có thể thay thế một loa công suất lớn cho hai đôi loa công suất nhỏ để tiết kiệm diện tích phòng.

 

Công suất - Các thiết bị khác trong dàn

 

chọn loa karaoke tốt

 

Chọn loa dựa vào công suất của amply. Công suất của amply phải bằng hoặc lớn hơn tổng của các loa để đảm bảo chất âm chất lượng nhất.

 

Ví dụ : Nếu bạn đã có amply 300W/ 2 kênh thì nên chọn loa có công suất tương đường 300W/ 2 kênh

 

Sử dụng loa có công suất chênh lêch quá lớn cũng làm amply bị hiện tượng ngắt quãng, liên tục,khiến cho amply chỉ gửi dòng điện một chiều đến loa làm màng loa bị lỳ do không co giãn được, coil loa không được làm mát rất dễ cháy.

 

Công suất - Thể loại nhạc

 

Chọn loa theo thể loại nhạc có nghĩa là nếu bạn là người thích những thể loại nhạc nhẹ nhàng, trữ tình thì bạn có thể chọn những loa có công suất vừa phải, nhưng đảm bảo dải tần số đáp ứng rộng để thể hiện chi tiết các dải âm trong bài hát. Loa như vậy sẽ mang lại được trải nghiệm âm thanh tốt nhất cho bạn.

 

Khi bạn đam mê những bản nhạc rock, dance mạnh mẽ, bùng nỗ thì đương nhiên sẽ cần những loa có công suất lớn, dải tần số thiên bass, cho chất âm bass sâu, dày và nội lực.

 

Độ nhạy của loa

 

Một thông số quan trọng không kém so với công suất chính là độ nhạy. Thông số này quyết định đến khả năng phối hợp giữa amply và loa.

 

Khi bạn có amply công suất nhỏ thì nên chọn loa có độ nhạy cao và ngược lại...

 

Ví dụ: loa chơi ở mức 90dB nghe to như gấp đôi so với 80dB. Nhưng việc tăng 3dB sẽ đòi hỏi tăng gấp đôi công suất amply. Như vậy ta cần công suất amply cao để đưa loa có độ nhạy thấp lên cao. Cho nên loa có độ nhạy càng cao, càng đỡ hao công suất amply.

 

Trở kháng của loa

 

Trở kháng của loa cũng là một trong những yếu tố nên quan tâm khi muốn chọn loa tốt. Trở kháng của loa quyết định hiệu suất của amply . Trở kháng của loa thấp thì amply phải luôn làm việc ở cường độ cao. Vì vậy, chọn loa có trở kháng thấp thì phải chọn amply có công suất cao để đủ tải được đôi loa cho âm thanh mượt mà, ổn định.

 

Thương hiệu của loa

 

chọn loa karaoke tốt

 

Khi chọn loa, bạn nên chọn loa của các thương hiệu có uy tin, những hãng lớn trên thị trường chuyên sản xuất các dòng loa karaoke như loa karaoke JBL, loa Bose, loa BMB.. Ngoài các tên tuổi lâu đời đó , bạn cũng có thể tham khảo thêm những thương hiệu khác như Loa E3, Loa Latop, Loa Bfaudio là những thương hiệu mới nổi nhưng chất lượng đã được kiểm chứng bởi hàng trăm dự án karaoke gia đình và kinh doanh tại Việt Nam.

 

Không nên chọn những loa không rõ thương hiệu, xuất xứ, loa tự đóng vì không đảm bảo chất lượng, dễ hỏng và ảnh hưởng đến các thiết bị khác trong dàn.

 

Loa karaoke nên chọn đúng dòng loa chuyên nghiệp, không nên dùng các dòng bán chuyên nghiệp.

 

Nếu có điều kiện, nên chọn loa mới, model càng cao càng tốt. Đối với hàng bãi, bạn nên có chút kinh nghiệm chọn loa hoặc đi cùng người có kinh nghiệm để tránh mua nhầm loa dựng, loa dỏm.

 

Bí quyết sử dụng Loa Karaoke siêu bền

 

Không để công suất trung bình loa vượt quá công suất của Amply

 

bảo quản loa karaoke

 

Đối với những khách hàng sành chơi các thiết bị âm thanh thì chắc chắn sẽ biết và nắm rõ nguyên lý phối ghép và lắp đặt dàn âm thanh chính là : công suất của amply phải lớn gấp 2 lần công suất trung bình của các loa trong dàn. Trở kháng của amply phải nhỏ hơn tổng trở kháng của loa.

 

Ví dụ : công suất trung bình của loa là 100W thì công suất trung bình của amply phải là 200W hoặc lớn hơn 100W. Khi công suất của ampy thấp hơn so với công suất của loa thì đồng nghĩa với viêc amply phải gồng để tải cặp loa. Lúc này, tín hiệu của amply truyền đến loa sẽ bị chia cắt dưới dạng sóng vuông. Chính sóng vuông này là nguyên nhân dẫn đến việc đứt loa treble thường thấy ở một số dàn âm thanh. Bởi vì loa treble không thể chịu đựng được sóng vuông , làm loa treble bị khô dẫn hiện tượng đứt loa treble.

 

Không để loa hoạt động ở nhiệt độ cao

 

Loa ít xảy ra hiện tượng tăng nhiệt độ do hoạt động trong thời gian dài như các thiết bị như mixer, main hay amply.. Tuy nhiên, người dùng nên chú ý lắp đặt loa ở những khu vực thoáng mát. Không đặt quá gần các thiết bị phát nhiệt, khu vực ánh năng chiếu trực tiếp vào loa. Vì nhiệt độ cao dễ làm biến dạng các thùng loa, nhất là các thùng loa gỗ.

 

Thêm một điều nữa, nếu bạn chồng hai loa lên nhau để tiết kiệm diện tích thì đó là việc vô cùng sai lầm. Lý do là bởi các loa có hệ thống tản nhiệt ở bên dưới. Nếu bạn chồng hai loa lên nhau sẽ làm chúng mất khả năng tản nhiệt và cộng hưởng mạnh về nhiệt rất gây hại.

 

Đảm bảo quá trình đấu nối chính xác, tránh làm ngắn mạch

bảo quản loa karaoke

 

Khi đấu nối dây loa vào các thiết bị , bạn nên chú ý việc rút và cắm các jack cắm loa. Trong trường hợp hai đầu jack kết nối chạm vào nhau thì rất dễ tạo nên hiện tượng đoản mạnh. Đây là một trong những nguyên nhân gây nên hỏng loa Vidia đã thường gặp rất nhiều. Một đôi loa cao cấp cũng có thể bị hỏng chỉ trong phút chốc.

 

Không bao giờ cố gắng để Amply tải quá nhiều loa

 

Như nguyên lý phối ghép Vidia đã nói ở trên , Công suất của amply phải lớn gấp 2 lần công suất trung bình của các loa trong dàn. Tuy nhiên ngay cả khi đáp ứng đúng và đủ nguyên lý trên thì bạn cũng không nên để amply phải tải cùng lúc quá nhiều cặp loa. Trừ khi công suất của amply cực lớn và trở kháng ra của amply cực nhỏ.

 

Nguyên tắc là trở kháng của dàn loa phải phù hợp với tải của amply. Số lượng loa tỉ lệ nghịch với trở kháng của dàn loa. Cụ thể : Bạn không nên chơi cùng lúc hai cặp loa có trở kháng 8Ohms trong khi amply chỉ cho phép kéo cặp loa 8Ohms.

 

Không lắp đặt loa ở vị trí quá nhiều ánh sáng

 

Một trong những nguyên nhân khách quan gây hại cho loa karaoke chính là tia cực tím và ánh sáng của đèn neon. Các chất liệu như cao su ở phần gân loa hay xốp rất dễ bị phân hủy bởi yếu tố này. Với ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào mang loa thì Vidia chắc chắn rằng sẽ rất nhanh chóng bạn phải thay gân loa. Cách tốt nhất là nên làm thêm phần ê căng che chắn cho màng loa và bảo vệ loa. Không lắp đặt loa ở những nới quá nhiều ánh sáng, quá gần ánh đèn neon.

 

bảo quản loa karaoke

 

Hạn chế bụi bẩn tiếp xúc với loa

 

Không chỉ là loa mà đối với tất cả các thiết bị âm thanh khác, bụi bẩn chính là kẻ phá hủy thầm lặng. Bụi bẩn bám trên bề mặt mạch điện, làm giảm tính truyền dẫn . Bạn có thể mở tấm ê căng và vệ sinh nhẹ nhàng bên trong màng loa, lau chùi vệ sinh bên ngoài thùng loa.

 

bảo quản loa karaoke

 

Không lắp đặt loa ở nơi ẩm ướt

 

Với các thiết bị điện tử , vấn đề đáng lo ngại chính là hơi nước.. Hơi nước tích tụ trên bề mặt của mạch điện, làm hoen rỉ các đầu kết nối bằng kim loại. Giải pháp là không lắp đặt hệ thống loa ở những nơi ẩm ướt, gần đường ống dẫn nước.. Ngoài ra, hạn chế sử dụng loa trong những ngày mưa giông, ẩm ướt. bạn hãy tạm dừng việc dùng các thiết bị âm thanh trong ngày ẩm hoặc dùng máy sấy khô bề mặt các bo mạch và các linh kiện thành phần trong thiết bị điện tử.

 

Ngoài ra, tuyệt đối không lấy tay, gậy gộc ấn, đè,tì…vào màng loa khi đang sử dụng. Đồng thời không để chó, mèo, trẻ em đến gần khu vực để loa vì chúng có thể làm hư hỏng.