Để được gọi là một dàn âm thanh – dàn karaoke thì thiết bị quan trọng không thể thiếu đó chính là loa . Và để bạn sỡ hữu một dàn âm thanh có chất lượng âm thanh tốt nhất bạn cần phải biết một số thông tin cần thiết về dòng thiết bị này và cách kết nối loa với các thiết bị khác trong dàn .

 

Vậy loa là gì?

 

Loa được hiểu là thiết bị đầu cuối của một hệ thống âm thanh – karaoke . Loa nhận tín hiệu từ amply, từ mixer hay cục đẩy công suất . từ đó chuyển đổi từ tín hiệu điện và phát ra âm thanh.

 

Các bước kết nối loa với hệ thống âm thanh Karaoke

 

Bước 1 : Kết nối loa với amply

kết nối loa với amply

-- Kết nối tới amply với các cổng kết nối như trên hình. Cổng kết nối với loa ở mặt sau của amply được chia làm hai kênh ( CHANEL) A và B. Mỗi kênh có 4 cổng kết nối dành cho tín hiệu cực âm  (-) và cực dương (+) của hai kênh trái  (LEFT) và phải (RIGHT).

 

Lưu ý : kết nối đúng cổng, chú ý màu sắc hoặc ký hiệu trên các cổng kết nối  của amply và loa.

 

- Hai kênh kết nối chỉ cho phép kết nối với 4 loa, 2 loa trái và 2 loa phải . nếu chỉ có 2 loa thì người dùng hãy kết nối vào kênh A.

 

Kết nối loa với cục đẩy công suất : 

 

Có nhiều trường hợp xảy ra khi kết nối loa với cục đẩy công suất hay còn gọi là main công suất.

 

Trường hợp 1:  Đấu bình thường 2 kênh (DUAL CHANEL ) : Người dùng có thể sử dụng tại 8Ohms, 4Ohms .  Hoặc có thể sử dụng stereo khi tách ra 2 đường tín hiệu. Chuyển đổi nút công tắc mono- stereo ở vị trí giữa dual. Các đấu nối này thường sử dụng khi bạn không sử dụng loa công suất lớn.

 

Lưu ý: Khi đấu nối 4Ohms thì công suất của main có thể tăng lên từ 10Oms 30% .

 

kết nối loa với main công suất

Trường hợp 2 : Đầu nối chế độ parallel mono : 2 cọc dương trên 2 thiết bị đấu nhau, bật công tắc đổi ngõ sang parallel khi sử dụng đường 70V. Để có thể kéo loa xa thì bật công tắc CH1,CH2 sang chế độ 70V.

 

Trường hợp 3 : Chuyển công tắc tín hiệu sang vị rí bridge-mono: phương pháp này nối tiếp 2 chanel nên công suất trên tải thường tăng lên gấp đôi ( cách này thường dùng để kéo loa có công suất lớn với trở kháng 8Ohms như các dòng loa sân khấu ).

kết nối loa và main công suất

Các cách đấu dây loa cho chất lượng âm thanh cao nhất

 

cach dau day loa karaoke

 

Kiểu đấu thông thường (Single – Wire)

 

4 cọc đấu dây phía sau loa thường phân ra 2 cọc phía trên dành cho loa Tweeter, hai cọc phía dưới dành cho loa Bass. Khi bạn sử dụng một dây loa để kết nối Amply với loa theo kiểu bình thường, bạn cần dùng một sợi dây đồng tốt (hoặc cầu nối jumper bán kèm theo loa) để nối liền 2 cọc âm (-) với nhau và hai cọc dương (+) với nhau để tín hiệu có thể truyền từ Ampli tới được cả loa Tweeter và Bass. Trong cách đấu này, một Amply và một bộ dây loa cùng cấp tín hiệu cho cả loa Tweeter và loa Bass trong một thùng loa.

 

Kiểu đấu hai dây (Bi – Wire) :

 

Kiểu đấu hai dây thường dùng trong trường hợp sử dụng một Amply nhưng lại dùng 2 bộ dây loa. Một bộ nối với 2 cọc loa Tweeter, một bộ nối với 2 cọc loa Bass. Về lý thuyết, kiểu đấu Bi wire có thể cho âm thanh hay hơn kiểu đấu thông thường trên. Tuy nhiên, trên thực tế, sự khác biệt này rất khó nhận ra.

 

Kiểu đấu hai Amply (Bi – Amp): 

 

Khi người dùng sử dụng 2 Ampli và 2 bộ dây loa thường vận dụng kiểu đấu 2 amply. Tín hiệu từ CD ra qua Preamply rồi đưa vào 2 Amply công suất riêng biệt. Một cái chuyên “đánh” loa Tweeter cho 2 kênh, cái còn lại chuyên “đánh” loa Bass của hai kênh. Âm thanh của kiểu đấu này  có sự cải thiện đáng kể so với Bi-wire: trong trẻo hơn, mạnh mẽ hơn, tách bạch hơn.

đấu nối loa karaoke

 

Với bài viết chia sẻ về loa và cách kết nối loa vào hệ thống âm thanh karaoke. Vidia hi vọng sẽ giúp ích cho bạn. Nếu có thắc mắc hay muốn tham khảo thiết bị, hãy để lại bình luận hoặc liên hệ trực tiếp đến hotline 0902 799 186 hoặc 0902 699 186 để được tư vấn thêm