Cách Đấu Dây Các Thiết Bị Trong Dàn Karaoke Gia Đình Từ A Đến Z

 

Sau khi sắm cho gia đình mình một dàn karaoke xịn sò, bạn bắt tay vào đấu dây nhưng lại bạn mắc phải một số vấn đề như: loa chỉ phát một bên, đầu karaoke không có tín hiệu, mic không phát ra tiếng…chắc hẳn bạn đang thắc mắc cách đấu dây như thế nào thì mới đúng? Các thiết bị sẽ liên kết với nhau ra sao?

Để giải đáp vấn đề trên, Vidia sẽ hướng dẫn bạn cách đấu dây các thiết bị âm thanh: Đầu karaoke, vang số, micro karaoke không dây, cục đẩy công suất và cặp loa với nhau một cách chi tiết và cụ thể nhất để bạn biết cách đấu dây chuẩn. Cùng tìm hiểu thông qua bài viết nào!

 

Tìm hiểu các thiết bị trong cách đấu dây dàn karaoke


Dưới đây là mặt sau của 4 thiết bị gồm: micro karaoke không dây, vang số (mixer), đầu karaoke, cục đẩy khuếch đại công suất (theo thứ tự từ trên xuống) và cặp loa gồm loa karaoke và loa siêu trầm, mà Vidia sử dụng trong bài viết này để hướng dẫn bạn cách đấu dây chúng với nhau.

 

Mặt sau của mic karaoke không dây, đầu karaoke, vang số và cục đẩy công suất
 

Cặp loa mà Vidia sẽ dùng để hướng dẫn cho bạn cách đấu dây dàn karaoke đơn giản nhất.

Loa karaoke sử dụng trong cách đấu dây
 

“Loa Sub hay được gọi loa siêu trầm là loại loa không thể thiếu trong dàn karaoke, loại loa này giúp mang lại những âm thanh mạnh mẽ hơn cho dàn âm thanh, cải thiện chất lượng âm thanh cho cả hệ thống bởi chúng có thể giảm được rất nhiều tiếng nặng”

 

Thiết bị loa siêu trầm trong cách đấu dây
 

Xác định vai trò của các thiết bị trong cách đấu dây dàn karaoke


Trước khi bắt tay vào việc tìm hiểu cách đấu dây dàn karaoke, bạn phải xác định được đâu là nguồn phát tín hiệu, đâu là nguồn xử lý tín hiệu, và đâu là nguồn khuếch đại tín hiệu.

-  2 nguồn phát tín hiệu: nguồn phát tín hiệu đầu tiên là micro karaoke không dây, thứ hai là của đầu karaoke.

-        Phần xử lý tín hiệu chính là bộ vang số.

-        Nguồn khuếch đại tín hiệu là cục đẩy công suất.

 
Xác định các thành phần trước khi tìm hiểu cách đấu dây
 

Quy trình của cách đấu dây dàn karaoke từ A->Z

Đầu tiên bạn sử dụng dây 6 ly (khi bạn mua sẽ có dây này đi kèm) gắn vào đầu thiết bị micro karaoke không dây.

 

Gắn một đầu dây 6 ly vào đầu micro karaoke không dây

 

Sau đó gắn đầu dây 6 ly còn lại vào đầu vang cơ ở khu vực có dòng chữ “Mic input”. (Mic input có nghĩa là đầu vào tín hiệu micro).

 

Cách đấu dây: Gắn đầu còn lại 6 ly vào vang số

 

Tiếp theo bạn sử dụng dây AV để kết nối tín hiệu từ đầu karaoke lên mixer để xử lý.
Hầu hết các đầu karaoke đều có cổng tín hiệu là cổng out, bạn hãy chú ý vào chỗ nào có ký hiệu R/L, có màu trắng đỏ thì đó chính là cổng tín hiệu ta gắn 1 đầu của dây AV.

 

Gắn đầu dây AV vào vị trí R/L của đầu karaoke

 

Sau đó bạn gắn đầu còn lại của dây AV vào thiết bị vang cơ (mixer) tại vị trí có dòng chữ “Music Input”, ở đây có 2 cổng Input tương ứng với 2 vị trí trái và phải.

 

Gắn đầu còn lại dây AV vào vang cơ trong cách đấu dây dàn karaoke
 

Tiếp theo ta sử dụng loại dây canon hai đầu đực cái (dùng dây canon này để khuếch đại âm thanh từ vang số bằng cục đẩy công suất).
Đầu vào của dây bạn gắn vào 2 cổng trái (L) và phải ( R) của vang số.

 

Gắn đầu dây Canon vào Vang số
 
 

 

Đầu ra của dây canon ta gắn vào cục đẩy công suất tại vị trí Input 1 và Input 2

 

Gắn đầu dây canon còn lại vào cục đẩy công suất
 

Khi gắn dây canon để khuếch đại âm thanh từ vang số rồi, tiếp theo đó ta cần kết nối cục đẩy công suất với loa để âm thanh có thể truyền sang loa.

Nhìn vào ở bức ảnh dưới đây bạn sẽ thấy 2 cổng loa gồm có 2 cực (+) và (-).

Một số dòng cục đẩy công suất, nhà sản xuất sẽ thiết kế thêm cùm loa, mục đích cùm loa này sẽ giúp giữ đầu dây chắc chắn hơn. Trong cùm loa có 4 chấu, tương ứng +1 -1 +2 -2. Tuy nhiên đa số ta chỉ đấu +1 và -1, nó tương ứng với + - của vị trí cắm loa của cục đẩy công suất.

 

Cách đấu dây: kết nối cục đẩy công suất với loa



Ở bước tiếp theo ta sẽ tìm hiểu cách đấu dây phần nguồn cho micro karaoke không dây.
Micro karaoke không dây sử dụng phần nguồn là adapter. Bạn cắm dây nguồn vào vị trí được khoanh tròn như hình ảnh dưới đây:

 

Cắm nguồn adapter vào micro karaoke không dây
 

!!! Lưu ý: Một số loại micro karaoke không dây họ sẽ sử dụng nguồn trực tiếp.


Ta tiếp tục cắm phần nguồn kết nối Vang số và đầu karaoke.

 

Cách đấu dây: Cắm dây nguồn kết nối vang số và đầu Karaoke
 

Cục đẩy công suất cũng tương tự, bạn cũng cắm dây nguồn vào lỗ cắm như hình bên dưới.

 

Cách đấu dây: Cắm dây nguồn vào cục đẩy công suất

 

Tiếp theo ta sẽ gắn tương ứng 2 cùm loa còn lại vào loa karaoke và loa siêu trầm.

 

Cách đấu dây với 2 cùm loa còn lại khi cắm 1 đầu vào cục đẩy công suất

 

Vì đây thuộc dạng kiểu loa sân khấu nên nhà sản xuất thiết kế đầu loa kèm thêm chiếc cùm như thế này để khi cắm vào lỗ cắm đảm bảo chắc chắn, không bị xúc dây khỏi loa trong quá trình di chuyển loa. 

Bạn hãy để ý bức hình phía dưới, ngay vị trí lỗ cắm có để kí hiệu +1 và -1 tương tự như cục đẩy công suất mà Vidia có nói phía trên. 

Tiếp theo bạn tiến hành cắm 1 đầu cùm loa còn lại vào một trong hai vị trí lỗ cắm của loa karaoke. Đầu còn lại bạn tiếp tục cắm vào loa siêu trầm (bạn có thể cắm vào lỗ trên hay lỗ dưới đều được).

 

Cắm cùm loa vào loa karaoke trong cách đấu dây

 

 
Cắm cùm loa còn lại vào loa siêu trầm trong cách đấu dây
 

Đến bước này tức là bạn đã sắp hoàn thành cách đấu dây cho dàn karaoke rồi đấy. 

Tiếp theo bạn sẽ sử dụng dây Sub để kết nối vang số (mixer) với loa sub điện (loa siêu trầm mà Vidia giới thiệu lúc đầu).

Một đầu của dây Sub bạn cắm vào vị trí có ký hiệu SW trên thiết bị vang số. 

 

Cắm một đầu dây Sub vào Vang số trong cách đấu dây

 

Đầu dây Sub còn lại, bạn tiến hành cắm vào vị trí LINE IN trên loa (lỗ cắm trái - ký hiệu L hay lỗ cắm phải - ký hiệu R, đều được bạn nhé). 

Giải thích một số thông số của loa sub điện:

Frequency: Cách tần số cao thấp (bạn có thể để Max).

Volume: âm lượng của Loa Sub điện.

Power: nút nguồn của Loa Sub điện, bạn có thể bật hoặc tắt tùy ý.

Speaker In: Chậm loa (đa số phần loa của Sub, nhà sản xuất để chậm loa có nghĩa bạn có thể dùng tín hiệu của cặp dây loa sub này, nó sẽ sub thẳng vào khu vực Speaker In thì nó cũng ra tín hiệu theo đường cắm của dây Sub)

 
Cắm dây Sub còn lại vào LINE IN của loa trong cách đấu dây
 

Cùng xem chi tiết tại video bên dưới nhé anh em!!

 

Trông tổng quát thì có vẻ rườm rà, tuy nhiên nếu bạn hiểu nguyên lý của cách đấu dây thì bạn có thể dễ dàng đấu dây cho dàn karaoke nhà mình đúng không nào!

Hy vọng thông qua bài viết này, Vidia có thể giúp bạn phần nào đó trong quy trình cách đấu dây, và giúp các bạn khắc phục một số lỗi mà bạn hay gặp trong cách đấu dây mà ở phần đầu bài viết Vidia có giới thiệu qua.

Cuối cùng, nếu có thắc mắc hay gặp bất kỳ khó khăn gì trong quá trình thực hiện theo quy trình cách đấu dây ở trên, bạn hãy để lại câu hỏi ở phía dưới comment để đội ngũ Vidia hỗ trợ và giải đáp cho bạn nhanh nhất có thể nhé! Hotline: 0902.799.186 - 0902.699186