Thiết kế phòng hát karaoke đã khó. Thiết kế phòng hát chuyên nghiệp với âm thanh chất lượng cao còn khó hơn rất nhiều . Trong bài viết này, Vidia sẽ chia sẻ những cách thức xử lý âm thanh cho phòng hát karaoke giúp chủ hộ kinh doanh có thể tiết kiệm được chi phí đầu tư và tối ưu chất lượng âm thanh của dàn karaoke.

 

Các bước lắp đặt thiết bị cho phòng kinh doanh Karaoke

 

vị trí lắp đặt thiết bị karaoke

 

Trước khi bắt tay vào tìm hiểu vị trí lắp đặt các thiết bị tối ưu cho dàn âm thanh kinh doanh, bạn nên thực hiện các bước này để đảm bảo rằng các bước lắp đặt thiết bị được làm theo đúng trình tự.

 

Bước 1 : Lên bảng vẽ thiết kế , xác định vị trí đặt loa và tủ đựng thiết bị . Bước này giúp bạn cân đối thời gian, vật liệu, dây dẫn và bố trí thiết bị.sao cho hợp lý và đẹp mắt nhất.

 

Bước 2: Tiến hành khoan, bắt giá treo, đi dây.

 

Bước 3: Thực hiện treo, lắp loa, đặt thiết bị vào tủ.

 

  • Xác định vị trí treo loa, phân chia chức năng, kết nối dây loa
  • Kết nối dây loa vào cục đẩy công suất, gạt lại các nút cơ bản phía sau cục đẩy công suất theo nhu cầu sử dụng.
  • Kết nối dây tín hiệu từ thiết bị xử lý xuống công suất.
  • Kết nối màn hình vào đầu DVD.
  • Kết nối Micro không dây vào thiết bị xử lý.

Bước 4: Setup vị trí ngồi hợp lý dựa vào cảm nhận của bạn trong phòng hát. Setup cấu hình cho dàn, đo đạc để cân chỉnh hợp lý nhất.

 

vị trí lắp đặt thiết bị karaoke

 

Vị trí lắp đặt thiết bị tối ưu

 

vị trí lắp đặt thiết bị karaoke

 

Vị trí đặt loa tránh cộng hưởng

 

Cộng hưởng âm thanh chính là nguyên nhân gây nhiễu âm, trong nhiều trường hợp đặc biệt, chúng còn khiến trường hợp vô thanh xảy ra. Vì vậy, để tối ưu hóa , tránh cộng hưởng, chính là không nên đặt các loa song song cới cạnh tường , để loa tạo một góc khoảng 15 độ so với tường. Mặt loa hướng về phía vị trí ngồi tạo thành hình tam giác cân góc 15 độ. Nếu phòng có quá nhiều tiếng bass thì bạn có thể dịch chuyển tăng độ lên 20.

 

-Nếu trường hợp không gian khó để sắp đặt loa đúng chuẩn , bạn có thể sử  dụng các vật liệu tiêu âm ,2 bên tường bạn không nên để trống mà hãy đặt vào đó kệ sách, kệ đĩa, các hộp tán âm tự gia công bằng gỗ hoặc dùng mousse dán cách âm lên tường và trần.

 

Vị trí đặt chỗ ngồi trong phòng karaoke

 

Nhiều nghiên cứu cho thấy vị trí ngồi nghe tốt nhất chính là vị trí mà cường độ âm thanh từ loa đến tai bạn mạnh hơn hoặc bằng cường độ , sóng âm phản hồi từ trần, tường và sàn nhà. Bạn nên sắp xếp vị trí ngồi gần đến loa để người nghe cảm nhận chính xác nhất âm thanh được phát ra từ loa.

 

Vị trí và khoảng cách giữa các loa

 

vị trí lắp đặt thiết bị karaoke

 

Loa phải được đặt cách mặt đất tối thiểu 30cm, tối đa 80cm, cách tường 50cm, và khoảng cách giữa 2 loa phải từ 3-4,5 m. Tâm của màng loa tương đương với chiều cao ngang tai người nghe. Khoảng cách này đảm bảo cho các loa tránh được hiện tượng dội âm hiệu quả nhất, âm thanh từ loa đến tai người nghe cũng được truyền đi chính xác và sống động nhất.

 

Vị trí đặt các thiết bị khác trong phòng karaoke kinh doanh

 

Với các phòng kinh doanh karaoke, thông thường ngoài loa karaoke và loa sub được đặt bên ngoài thì các thiết bị còn lại được sắp đặt trong tủ khóa lại.

 

Bạn chỉ cần chú ý diện tích của tủ kệ phải đảm bảo rộng, thoáng giúp cho main –mixer hay amply , đầu karaoke,...thoát nhiệt tốt, giảm thiểu được sự nóng làm, giúp tăng hiệu suất làm việc của main.

 

Loa sub nên đặt ngay dưới amply / mixer hoặc ở những vị trí không quá xa amply. Theo nguyên tắc, dây kết nối giữa các thiết bị càng ngắn thì càng giảm sự hao hụt tín hiệu âm thanh khi truyền đi.

 

Lưu ý nên để đầu karaoke DVD tránh xa loa : bởi các dạng đầu điã DVD, CD hay đầu đĩa than thường nhạy cảm với những rung động, nếu chúng được đặt gần loa thì chúng sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến rung lắc và mâm quay không còn hoạt động chính xác. Trong thời gian dài chúng sẽ mất đọc, thay đổi âm sắc, méo tiếng và cả hệ thống âm thanh phòng hát đều bị ảnh hưởng.

 

Cách xử lý âm thanh cho phòng hát Karaoke

 

Xử lý tiêu âm, tán âm cho phòng hát karaoke

 

Yêu cầu kỹ thuật :

Phòng cách âm đồng nghĩa với khả năng chắn âm thanh từ bên ngoài vào phòng hát. Và đương nhiên, phòng cách âm cũng phải hút các âm thanh từ người hát, từ nhạc vào, đảm bảo không cho nó bật trở lại mà sẽ cho ra ngoài bằng cách ngấm dần.

 

Các bước thực hiện :

 

Bước 1 : Cách xử lý cách âm, tiêu âm thường được các đơn vị thi công lựa chọn vật liệu bao gồm cao su non 1,3 cm, xốp tốt 4cm, bông thủy tinh 2cm và túi bóng khí .

 

Bước 2: : Làm phẳng bề mặt và trang trí bằng gỗ.

 

Bước 3: Xử lý cách âm ở cửa : Xử lí cách âm ở cửa thông phòng cũng là vấn đề khó. Đối với phòng thu âm, nên sử dụng loại cửa cách âm chuyên dụng, hiệu quả cách âm rất tốt, nhưng giá thành khá cao khó có thể phổ biến cho phòng Karaoke. Phương pháp phổ biến là sử dụng loại cửa nguyên tấm, bên các cạnh cửa lót gioăng cao su ôm vào các khe cửa để không chừa ra những khe hở không khí và kết hợp các vật liệu hút âm hiệu quả cách âm cũng khá tốt.

 

Bước 3: Bước hoàn thiện cuối cùng bằng gương, mút , nỉ và nhung tranh ảnh. Tùy theo kiểu decor mà chủ đầu tư muốn thực hiện .

 

Những lưu ý trong quá trình cách âm :

 

Chất lượng âm thanh là một trong những yếu tố quan trọng nhất thu hút khách hàng đến với quán karaoke của bạn. Ngoài việc chọn mua thiết bị âm thanh chất lượng, đồng bộ thì việc cách âm, tiêu âm cho  phòng hát cũng góp phần tạo nên chất lượng của dàn.

 

Trên thực tế, có rất nhiều dự án thi công phòng không chú trọng đến vấn đề này gây ra hiện tượng âm thanh bị phản xạ hoặc truyền ra ngoài khiến cho khách hát cảm thấy âm thanh tế, khó chịu. Đó là nguyên nhân của hàng loạt quán ra đời và thất bại. Chính vì vậy, Vidia muốn chia sẽ với bạn những kiến thức và lưu ý khi thi công cách âm phòng karaoke kinh doanh.

 

NGUYÊN LÝ CÁCH ÂM PHÒNG HÁT KARAOKE:

 

Âm thanh không được truyền đi được trong môi trường chân không. Và truyền dẫn tốt nhất trong môi trường chất rắn.

cách âm phòng karaoke

Biện pháp thường dùng để cách âm ở cửa sổ hay  cửa ra vao chính là dùng kính 2 lớp ( chính giữa là môi trường chân không để cách âm) .  Đối với tường, thông thường sẽ sử dụng 2 lướp vách, chính giữa rỗng hoặc được lót các vật liệu nhẹ dạng sợi . Hoặc bạn có thể dùng múp xốp để tạo khoảng trống ở giữa các lớp vật liệu dạng mềm. Biện pháp trên hạn chế rung chấn âm thanh truyền đi.

 

Khi thiết kế phòng, nên chú ý cách âm bắt đầu từ phần nền và phần thô trong khi xây  dựng.

 

CÁC YÊU CẦU KỸ THUẬT KHI LÀM CÁCH ÂM CHO PHÒNG HÁT:

 

 

-    Phòng karaoke được cách âm chắc chắn phải ngăn được âm thanh từ môi trường bên ngoài lọt vào bên trong.

-    Phòng cách âm phải hút được âm thanh từ bên trong và để âm thanh ngấm dần ra bên ngoài.

-    Ngoài ra, nhà đầu tư nên đảm bảo :

  • Đảm bảo độ dày của tường.
  • Chọn vật liệu cách âm phù hợp
  • Cách âm mặt ngoài cùng của tường.

 

QUY TRÌNH THI CÔNG CÁCH ÂM PHÒNG KARAOKE :

 

 

Bước đầu khi xây phần thô, bạn nên xây tường không quá mỏng để đảm bảo giảm rung, cách âm.  Bức tường phòng cách âm thông thường sẽ dày 30mm với :

  • 10 phân tường xây gạch nằm giữa.
  • 20 phần tường xây gạch nằm dọc.

Phần trang trí : thông thường sẽ gồm 3 phần : Trong cùng là múp xốp, tiếp theo là bông thủy tinh và ngoài cùng là thạch cao và sơn nước.

  • Phần cách âm bằng bông thủy tinh : đội thi công cần làm làm rổng một khoảng từ 5-10cm . Nhét bông thủy tinh, bông khoáng. Trong trường hợp muốn hoàn toàn đảm bảo về khả năng cách âm , bạn có thể chèn thêm lớp xốp khoảng 5cm.
  • Phần sàn và phần mái của phòng hát đều phải được làm cách âm đúng tiêu chuẩn. Đối với sàn : Phải mua thêm thảm cách âm và hút âm. Đối với mái: làm tương tự như tường.

Phần ngoài cùng: Có nhiều vật liệu khác nhau cho bạn lựa chọn như: Nhung, vải nỉ, bắn sơn bần..tùy theo thiết kế thi công. Với những phòng cách âm tuyệt đối thường chọn sơn bần giúp tăng độ nhám cho tường từ đó cách âm tốt hơn, mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ.

 

Phần cửa sổ ( nếu có) : Lựa chọn cửa kính được thiết kế chuyên cho các phòng cách âm với  :

  • Kính hai lớp được bơm chính giữa khí trơ làm giảm truyền âm , truyền nhiệt.
  • Sử dụng thanh cửa bằng chất liệu thanh nhôm dạng hộp
  • Sử dụng keo đặc chủng xung quanh với độ dày từ 10-15mm nhằm không cho khí trơ lọt ra ngoài.

 

 

NHỮNG LƯU Ý KHI THI CÔNG CÁCH ÂM PHÒNG HÁT KARAOKE:

 

– Phòng kính thường bị dội âm, Bởi vậy nên hạn chế sử dụng kính khi thi công phòng karaoke. 

– Tường phòng karaoke không nên được làm phẳng, bởi vì âm thanh đập vào mặt phẳng thường bị dội ngay lại.

– Hệ thống quạt thông gió ( nên có) phải xử lý thật khéo để sao vừa mát, vừa không hỏng hết cả cách âm nhất là vào mùa hè.

- Chất liệu cách âm và tiêu âm mà các đơn vị thi công phòng hát thường sử dụng bao gồm từ 3 đến 8 lớp cách âm tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng như: Khung xương, cao su non, xốp cách âm cách nhiệt, bông thuỷ tinh, bông khoáng, giấy bạc, túi khí, thạch cao, sơn sần.

 

Vật liệu thi công cách âm phòng karaoke

Vật liệu thi công cách âm phòng karaoke

 

Vật liệu thi công cách âm phòng karaoke

Vật liệu thi công cách âm phòng karaoke

 

Hạn chế phản xạ âm cho phòng hát karaoke :

 

Yêu cầu kỹ thuật :

 

Hiện tượng phản xạ âm trong phòng hát karaoke không chỉ ảnh hưởng đến tính cân bằng của âm thanh mà còn làm mất đi độ chính xác của âm hình, phản xạ quá làm cho sân khấu âm thanh thiếu tính tập trung và chính xác. Tuy nhiên, nếu duy trì được mức phản xạ nhất lại làm tằng độ mở của sân khấu.

 

So với phản xạ từ sàn thì phản xạ âm trần ít ảnh hưởng đến sự nghe hơn do khoảng cách từ loa đến trần ngắn hơn so với từ loa đến sàn.

 

Xử lý phản xạ trần- tường :

 

Trên thực tế,  người sử dụng thường lắp đặt loa treo tường. Nếu trần hơi nghiêng thì đặt loa phía trần bị nghiêng  sẽ có lợi hơn. Góc nghiêng của trần hướng âm thanh phản xạ từ trần đi chệch khỏi tai người nghe.

 

xử lý phản xạ phòng karaoke

 

Các xử lý : chỉ cần đặt một vật tán hoặc tiêu âm lên hai bức tường bên. Nên đặt ở mảnh tường giữa loa và người nghe.

 

Xử lý phản xạ từ sàn :

 

Bạn đặt một tấm thảm đặt trên sàn để hấp thu các dội âm. Một điều thú vị là mỗi loại thảm có tác động khác nhau lên âm thanh. Thảm len giúp cho âm thanh cân bằng và tự nhiên hơn so với thảm sợi tổng hợp. Thảm len được dệt từ các sội có chiều dài và độ dày khác nhau có khả năng hấp thụ được các tần số khác nhau. Thảm tổng hợp được dệt từ các sợi có hình dáng và kích thước giống nhau và chỉ có thể hấp thụ dải tần số hẹp .

 

Hiện tượng cộng hưởng âm thanh

 

Tiếng bass của các loa dầy và nặng cũng là chính là do sự công hưởng âm trong phòng hát, về vị trí và chất lượng của loa hoặc khả năng hấp thu tiếng bass của phòng thấp. Cách bố trí vị trí ngồi cũng liên quan đến độ dày và nặng của tiếng bass.

 

Cách xử lý khắc phục : 

 

Cách khắc phục khá là đơn giản bằng cách dịch chuyển loa. Nếu không thể cải thiện, người dùng có thể lắp thêm tấm tiêu âm bass để hút các tần số thấp và biến các tần số này thành nhiệt truyền vào trong các chất liệu sợi ở bên trong tấm tiêu.



Xử lý âm thanh dội trong phòng Karaoke

 

Thực ra có nhiều ý kiến xung quanh việc xử lý dội âm thanh ở trong phòng hát.Một số chuyên gia cho rằng nên giảm để âm thanh rõ ràng và trong sáng hơn. Tuy nhiên, lại có một bộ phận khác cho rằng nên có dội âm, cảm giác không gian và âm thanh thật hơn. Độ trong âm thanh và dội âm đều không thể coi nhẹ, nếu sử dụng sản phẩm hút âm quá nhiều thì khi hát lại rất mất sức, ngược lại dội âm quá nhiều, thời gian dội âm dài lại ảnh hưởng đến độ trong. Như vậy thời gian dội âm chừng nào là vừa phải?


Thời gian dội âm có liên quan đến kích cỡ phòng, phòng càng lớn thì thời gian dội càng dài. Thường thì phòng Karaoke không quá 100m2, khi hát mỗi giây có khoảng 2-3 từ. Giả thiết mỗi giây phát ra 2 từ, thời gian dội âm là 2 giây, như vậy, khi âm thứ nhất được phát ra thì vẫn còn vang thêm 1 giây, lẫn vào với âm thứ 2. Có thể thấy, thời gian dội âm cho phòng karaoke không nên quá dài.


Thời gian dội âm thích hợp cho phòng Karaoke là 0.5-1 giây.


Thiết kế kết cấu căn phòng

 

Khi thiết kế kết cấu không gian phòng nên dựa  trên “tỉ lệ vảng” để thiết kế căn phòng có chất lượng âm thanh đẹp: 1,618 : 1 : 1,618. Tỉ lệ dựa trên tỉ lệ giữa cao, rộng, dài, ảnh hưởng đến điều kiện thanh trường, cộng chấn phân bố đồng đều.


Đa phần các phòng hát không được xây dựng đạt được tỉ lệ vàng này. Có những nơi bù đắp bằng hệ thống âm loa, hiệu quả biểu diễn hay ứng dụng những mẹo thiết kế khác có ảnh hưởng đến âm thanh.

xử lý âm thanh phòng hát karaoke


Sự kết hợp thông minh giữa vật dụng trang trí và thiết kế có thể đưa đến những hiệu quả giải quyết khuếch tán âm thanh. Có một số phòng karaoke sử dụng đồ chơi bằng bông hoặc thảm trang trí, trong phòng đặt nhiều thực vật hoa cỏ đều sử dụng cùng nguyên lí và cải thiện trường âm.Ví dụ : thi công phòng karaoke ban đầu có sàn lát đá, trần thạch cao kết cấu hình vòm.

 

Có thể biết trong căn phòng này âm thanh nghe không rõ, việc xây sửa lại căn phòng này rõ ràng không kinh tế. Biện pháp khắc phục là gia tăng các vật liệu trang trí có tác dụng giải quyết thanh trường xấu, ở trần nhà lắp đầy giá treo hoa, treo đầy các loại cành nho giả. Như vậy căn phòng trông sẽ tự nhiên hơn, không gò bó. Và còn mang đến hiệu quả âm thanh rõ ràng hơn, chất lượng hơn.

 

Hi vọng những chia sẻ trên về cách lắp đặt và xử lý âm thanh sẽ giúp cho quán karaoke kinh doanh của bạn đạt hiệu quả cao với chất lượng âm thanh vượt trội hơn hẳn đối thủ. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần được tư vấn hoặc muốn tham khảo chuẩn bị thiết kế xây dựng cho dự án kinh doanh karaoke của mình. Hãy liên hệ với Vidia ngay lập tức để được tư vấn thêm.