Rất nhiều anh em chơi và đam mê âm thanh có chung một băn khoăn: " Với một dàn âm thanh karaoke gia đình, làm thế nào để âm thanh hay nhất. Sở hữu một dàn karaoke hay như phòng thu là điều hoàn toàn có thể. Nhưng làm cách nào? Với các thiết bị như thế nào? Chất lượng âm thanh của dàn được quyết định bởi chất lượng của thiết bị hay còn phụ thuộc vào các yếu tốt khác như cách chỉnh dàn karaoke, cách kết nối và phối ghép các thiết bị,...
Một dàn âm thanh karaoke thông thường tại gia đình các bác bao gồm những thiết bị gì?
- Đầu karaoke
- Amply karaoke
- Loa karaoke
- Micro karaoke
- Đối với những dàn karaoke cao cấp, các thiết bị được lựa chọn thường khá nhiều, và phức tạp hơn khi phối ghép với bộ thiết bị có thể bao gồm thêm main và mixer, loa sub karaoke.. Tùy vào lựa chọn và nhu cầu của người dùng.
Với nhiều khách hàng, việc tự quyết định được thiết bị cho dàn, phối ghép các thiết bị sao cho đúng với nguyên lý âm thanh là điều " KHÔNG HỀ DỄ DÀNG" . Nắm bắt được nhu cầu này của khách hàng, nhiều hãng đã giới thiệu các dàn chuẩn phối ghép sẵn cho khách hàng lựa chọn.
Tại Vidia, các bác cũng có thể tham khảo thêm các dàn âm thanh được phối sẵn như :
- Dàn karaoke tiêu chuẩn 2 có giá chỉ 14.000.000đ với các thiết bị : đầu karaoke wifi SK8830 KTV-W, amply Tatahun PK500 , Loa Boston 521
- Dàn karaoke tiêu chuẩn 1 có giá 25.000.000đ với bộ thiết bị : đầu karaoke Acnos SK9108S (2TB) , amply Tatahun PK800, Loa Bose 301V
- Dàn karaoke hi-end: là dàn cao cấp dành cho các phòng không gian từ 20-25m2 có khả năng nghe nhạc hoặc hát karaoke ấn tượng có giá 32.400.000đ, dàn bao gồm các thiết bị: Đầu karaoke Q10 Pro, Amply BFaudio 9900A Pro, loa BFaudio Singer 3100, Micro Boss QM990.
- Dàn karaoke digital : Dàn có giá 51.900.000đ, những coi là một trong những bộ dàn âm thanh karaoke đáng tiền tại Vidia, có thể nói so với giá tiền thì chất lượng hoàn toàn tương đương và làm hài lòng người nghe. Dàn bao gồm các thiết bị như: Đầu Okara M10i, Mixer Bfaudio K-3000 Wifi Pro, Main Bfaudio RMA4300, Loa Bfaudio Singer 3110, Sub BFaudio 112SA, Micro BFaudio J11.
Tuy nhiên, có một dàn thiết bị "chuẩn không cần chỉnh" chưa chắc là bạn đã có một dàn âm thanh hay đâu nhé. Phần quan trọng, còn nằm ở phía sau . Bạn phải giải quyết được vấn đề đấu dây giữa các thiết bị như thế nào? Lắp đặt loa và loa sub ở góc nào trong không gian. Quan trọng hơn hết chính là cân chỉnh như thế nào để tất cả các thiết bị hòa hợp với nhau, phù hợp với không gian và với ngưỡng nghe, gu thưởng thức của bạn. Và.. Let's go.. Cùng tìm hiểu phần quan trọng nhất nào.
Cách lắp đặt, đi dây trước khi bắt tay vào cân chỉnh dàn hay như phòng thu nhé!
Quan trọng nhất trong khi đi dây chính là cách đấu nối giữa loa và amply. Nếu bạn đã lựa chọn được amply có công suất bằng hoặc lớn hơn tổng công suất của loa thì việc tiếp theo chính là đấu nối.
Có hai cách đấu loa:
- Đấu nối tiếp: Trở kháng tổng Rt= R1 + R2
- Đấu song song: Trở kháng tổng Rt= (R1xR2)/(R1+R2)
>>> Dựa vào công thức này, bạn hoàn toàn có thể tự đấu nối loa vào amply cho dàn karaoke của mình.
Lấy ví dụ: Bạn đang sử dụng amply Jarguar 203N và 2 đôi loa: 1 đôi 8Ω, 1 đôi 4Ω
- Nếu đấu song song thì trở kháng tổng là 2,7Ω> 4Ω (4Ω-trở kháng chịu đựng của amly 203A) vì vậy bạn không thể đấu theo kiểu đấu song song (thường gây hại cho amply). nếu muốn đấu song song thì bác phải dùng 2 đôi có tổng trở >=4Ω (ví dụ dùng cả hai đôi có trở kháng 8Ω).
3. Các bước đấu dây cơ bản như sau:
3.1. Kết nối amply vào loa:
>> Cổng kết nối với loa, được chia làm hai trạm kết nối A và B, mỗi trạm có 4 cổng kết nối dành cho tín hiệu Âm (-) và Dương (+) của hai kênh trái (Left) và phải (Right). Khi nối với loa cần phải chú ý nối đúng màu sắc hoặc đúng ký hiệu ghi trên các cổng kết nối của Amply và loa.
>> Hai trạm kết nối sẽ cho phép kết nối với 4 loa, 2 loa bên trái và 2 loa bên phải. Nếu chỉ có 2 loa thì bạn hãy kết nối vào trạm A.
>> Đây chỉ là cách kết nối loa thông thường, những cách kết nối khác dành cho hệ thống âm thanh phức tạp hơn sẽ được hướng dẫn trong các bài khác.
3.2. Kết nối amply vào đầu DVD, đầu phát hoặc đầu karaoke :
Cắm dây hoa sen 3 màu trắng, vàng, đỏ vào đầu karaoke/dvd
Bạn sử dụng cổng 2 cổng Phono của Ampli để kết nối với đầu DVD thông qua hai trạm kết nối L và R. Đầu DVD/ đầu karaoke bạn cũng kết nối tương tự như vậy, bạn tìm 2 cổng L – R của phần Audio rồi kết nối với 2 cổng L – R của phần Phono trên Amply. Lưu ý cắm song song đúng màu dây và ký hiệu của Amply và đầu DVD/ đầu karaoke. Bạn cũng có thể sử dụng các cổng kết nối cao cấp khác để tín hiệu âm thanh và hình ảnh được sinh động, chất lượng hơn.
Sau khi đã kết nối các thiết bị trong dàn hoàn chỉnh, việc còn lại để tối ưu chất lượng dàn âm thanh đó chính là cân chỉnh. Tùy thuộc vào thiết bị bạn sử dụng. có thể làm main- mixer hoặc amply karaoke. Có thể sử dụng micro có dây hoặc không dây. Nhưng đừng lo. Không quá khó như bạn tưởng tượng đâu .
4. Cách chỉnh amply karaoke :
Một dàn karaoke hay là một dàn karaoke không hú rè, tiếng mic sáng, trung thực không thừa không thiếu, bass treble cân bằng. Và để làm được điều đó, bạn có thể tham khảo các bước bên dưới đây, đảm bảo với cách chỉnh amply không hú rè ngay sau đây, các bác sẽ rất bất ngờ về hiệu quả:
( Cách chỉnh này áp dụng cho dàn âm thanh sử dụng amply jarguar 203N, và các dòng amply analog tương tự khác của jarguar, califonia, boston hay arirang ..)
+ Điều chỉnh micro – thiết kế ngay dòng đầu tiên nhìn từ trên xuống:
– Tính theo vị trí từ trái qua phải thì nút đầu tiên sẽ là lỗ để cắm micro
– Nút ấn bên cạnh là nút giảm tín hiệu của micro vào amply
– Núm thứ 3 tính tiếp theo sẽ là núm điều chỉnh âm thanh micro cho phù hợp theo ý của bạn.
– Bạn có thể chỉnh loa trái và loa phải dựa vào núm này nhé.
– 5 sẽ là chỉnh echo – âm vang của amply
– Núm 6,7,8: lần lượt chỉnh các âm trầm – trung – cao
Cách chỉnh chi tiết và dễ dàng nhất:
>> Chú ý: Khu vực dòng thứ 2 trên amply jarguar pa 203N cũng có chức năng và cách điều chỉnh giống như ở trên vì dòng thứ 2 là dành cho micro thứ 2.
+ Điều chỉnh echo – khu vực dòng thứ 3
– Trước tiên bạn hãy chọn chế độ Stereo/ mono cho echo
– Tiếp theo sẽ là núm giúp các bạn điều chỉnh âm lượng và các núm tiếp theo cũng đều là chỉnh tiếng cho echo.
– Chỉnh số lần lặp >> Chỉnh độ trễ của echo amply phù hợp với chất giọng của bạn.
– Khu vực cuối cùng của dãy các núm đó là điều chỉnh nhạc và đối diện với nó là chỗ điều chỉnh âm thanh âm ly tổng thể. Cuối cùng là có một công tắc nguồn hình vuông ở bên cạnh.
– Sau khi đã nắm qua một vài chi tiết về những chức năng của các núm điều chỉnh trên amply karaoke hay jarguar pa 203n các bạn có thể bắt tay vào việc điều chỉnh sao cho hợp lý nhất, dựa trên cách điều chỉnh amply cơ bản.
– Chinh amply karaoke hay jarguar pa 203n căn bản như thế nào để hiệu quả
– Điều đầu tiên và cũng là bước cơ bản muôn thuở trong việc điều chỉnh amply là hãy cho chúng về hết hướng 12h.
+ Chỉnh micro:
Chỉnh nút số 3 và số 20 cho đến khi thử micro thấy âm thanh đủ đến tai người nghe thì được.
Thử chỉnh núm số 6 bằng việc nói số 4 và số 7 để có tiếng trầm phù hợp, bạn để núm trầm cao sẽ gây hiện tượng ù.
Núm 8 sẽ nói từ số 6 và 9, khi bạn giảm quá tay âm thanh sẽ bị chói, không rõ tiếng.
Núm số 7 thì chỉ cần dùng đến số 2, khi bạn nghe rõ số chữ, tròn vành thì đã thành công rồi.
+ Chỉnh độ vang – echo cho amply karaoke jarguar 203n
Núm 13 sẽ giúp bạn chỉnh chế độ lặp lại, khi để ở hướng 12h ta sẽ có 6 tiếng lặp lại.
Núm 14 có thể chỉnh tốc độ nhanh hay châm và nên để ở hướng 12h muốn nhanh có thể tang lên >13h.
+ Chỉnh nhạc cho amly juarguar pa 203n
Nên sử dụng núm 16 để điều chỉnh nhạc phù hợp nhất với micro, khi hát bạn sẽ cho cảm giác trung thực, không bị lệch giọng.
Nút 18 là điều chỉnh tiếng tầm trung, bạn nên để ở chế độ 9-10h là an toàn.
+ Chỉnh âm tổng thể cho amply karaoke jarguar pa 203n:
– Núm 20 là tổng âm lượng cho cả phòng nên bạn tùy thuộc vào phòng karaoke để chỉnh.
– Các núm 21,22,23 là âm tổng của cả tiếng micro và nhạc.
4.2. Có một số nút chỉnh nếu quá tay sẽ dễ gây hú rít như các nút ở hình bên dưới:
Ngoài ra:
- Khi tiếng micro thiếu sẽ làm người hát rất mệt.
- Khi các tiếng hát cao và tiếng hát trầm bị thiếu, tiếng nhạc thiếu làm bộ dàn của bạn giảm đi 30% âm thanh.
- Khi tiếng micro bị quá, làm giọng hát bị xé, vỡ, méo tiếng. Bạn không nhận ra giọng của mình nữa.
- Khi tiếng nhạc treble và bass không cân bằng người nghe sẽ rất mệt.
- Khi tiếng, vang quá làm tiếng hát bị lộ, ít vang quá làm người hát rất mệt, khó hát.
- Khi tiếng nhạc và tiếng micro không hoà vào nhau sẽ làm người hát không có nhịp để hát, tiếng hát sẽ rời rạc, thiếu động lực.
- Loa bị hú rít cũng do một phần nguyên nhân là micro kém chất lượng, vì thế hãy chọn đúng loại micro karaoke tốt nhất.
5. Đối với dàn karaoke sử dụng mixer sẽ như thế nào?
Chỉnh mixer bằng phần mềm chuyên nghiệp trên PC
5.1. Làm thế nào để chỉnh tiếng micro đc thật tiếng.
- . Đầu tiên, khi các bác cầm micro, nói thử alo blo nghe thấy tiếng nó ồm quá, thì ta cắt HPF, tức là lọc bớt các tần số gây ồn ( thông thường đối với các dàn loa karaoke, thường hay cắt ở dải tần 70-80hz của tiếng micro, đỡ bị ồm mà vẫn giữ được lực của giọng phát ra)
- Tiếp theo là liên quan đến các dải tần của tiếng micro, cái này thì tùy theo cảm nhận của từng người, và các bác sẽ tùy chỉnh cho phù hợp với sở thích và giọng hát của mình nhất. Chỉnh các dải tần cho micro, nhìn chung bao gồm 3 dải tần chính là bass trung treble: khi các bác muốn tăng lực của giọng hát, thì thông thường sẽ tăng ở dải tần từ 80-160hz, còn ví dụ như khi chỉnh cho các chị em hát, thì nên tăng ở dải trung trầm, dải tần từ 160hz đến 320hz, đối với giọng nam thì thường âm trầm sẽ nhiều, các bác nên bổ sung một chút ở phần âm trung cao, khoảng từ dải 600-1300hz, thì giọng hát sẽ sáng hon, nghe cũng dễ chịu hơn. Đó là một số kiến thức cơ bản, để các bác chỉnh cho tiếng micro được hay, sáng tiếng, nhưng vẫn không bị chênh lệch so với giọng thực của mình.
Thật ra mỗi không gian phòng, mỗi bộ micro, mỗi bộ loa sẽ có các cách tinh chỉnh khác nhau, vì vậy, đây chỉ là hướng dẫn cơ bản để các bác tham khảo, cũng rất tốt để các bác nghiên cứu đối với bộ dàn của mình.
5.2. Chỉnh tốt effect của micro.
Đây là phần rất quan trọng của tiếng hát, làm thế nào để người nghe cảm thấy giọng hát hay, truyển cảm, còn người hát thì hát không bị mệt.
Ở đây, phần effect chia làm 2 loại: echo và reverb, trong đó:
- Echo là hiệu ứng tiếng lặp,
- Effectlà hiệu ứng tiếng vang ( giống như chúng ta đứng ở trong 1 cái hang và nói).
Hướng dẫn sơ bộ chỉnh echo và effect cho phù hợp.
Đầu tiên, các bác chỉnh volume cho effect ở ngưỡng nghe vừa phải, không to hơn so với tiếng micro gốc
Trước tiên, là chỉnh echo cho tiếng micro. Các bác có thể so sánh tiếng echo của vang số với tiếng echo của amply. Tất nhiên là cực khó để chỉnh tiếng echo trên vang số giống hệt như trên amply cơ, tuy nhiên chỉnh tương đối thì cũng đã khá là hay rồi. Tiếng echo hay là không lặp nhiều quá, thời gian lặp hợp lý giữa âm gốc và âm lặp lại, tiếng lặp sau nhỏ hơn tiếng lặp trước.
Trong phần echo, cũng có riêng 1 cái EQ, thường sẽ cắt tất cả dải trầm ( ở khoảng 80- 115hz) của tiếng echo, để tiếng vọng lại bay hơn, tránh bị ồm.
Tiếp theo, là chỉnh reverb cho tiếng micro. Tiếng reverb hay là phải sâu và vẫn rõ, độ vang vừa đủ cho không gian phòng. Với các bộ karaoke gia đình thường không có tiêu âm, nên sẽ để reverb ít, tránh âm thanh bị va đập, dội nhiều, gây cảm giác khó chịu. Các bác chỉnh reverb có thời gian vang vừa nhất đối với cảm nhận của mình, lợi dụng âm trung và cao để tiếng hát bay xa hơn. do đó cũng cắt bớt ở dải trầm (khoảng 115-125hz như đối với echo)
Sau đó, các bác chỉnh volume của echo và reverb để hòa quyện vào với nhau, cái hòa quyện cả echo và reverb chính là effect, Cái này thì cũng tùy cảm nhận mỗi người, thường thì người hát tốt sẽ thích tiếng reverb hơn so với echo, còn bình dân thì cứ để tiếng echo lớn hơn để hỗ trợ giọng hát.
5.3. Giảm hú rít cho micro:
Cách đơn giản nhất, các bác làm như sau:
Dí thẳng mic vào loa, cách khoảng 30-50cm, sau đó chỉnh volume to dần, đến khi loa phát ra tiếng hú, rít thì dừng lại và giảm 1 hoặc 2 số. khi đó thì tiếng micro sẽ không bị rít hay hú. Thông thường thì khoảng 70% các bộ dàn karaoke, cách này là hiệu quả, tuy nhiên với 1 số trường hợp nhất định, nếu đến ngưỡng hú rít, mà tiếng micro vẫn chưa đủ to, thì các bác lại phải nghiên cứu sâu hơn, đó là cắt dải tần gây ra hiện tượng hú rít.
Các bác phân biệt ở đây là có 2 yếu tố: hú và rít. Rít thường xảy ra do các âm cao, còn hú thì xảy ra ở tất cả các dải tần. Nếu bị rít, thì các bác giảm ở các dải tần cao, cái này thì các bác phải làm quen, nhiều lần mới đem lại hiệu quả tốt nhất. Còn về chống hú, thì trong các bộ vang số hiện nay, đã có chế độ chống hú, chế độ này cụ thể là nếu các bác để chống hú càng cao thì tiếng mic càng bị bí, vì vậy tốt nhất là chúng ta để ở ngưỡng vừa phải, tránh bị biến dạng tiếng micro. Các bác hiểu nôm na là chống hú là cắt các dải tần bị vượt ngưỡng.
Các bác tham khảo thực tế chỉnh âm bằng cách mixer phổ biến hiện nay nhé!
Chỉnh mixer JBL KX100 đơn giản-dễ xài
Không hề khó đúng không .. Các bác hoàn toàn có thể làm chủ dàn karaoke của mình ngay cả khi đó là dàn karaoke digital hay dàn karaoke analog. Cân chỉnh bằng tay hay bằng máy đều sẽ đơn giản nếu bác hiểu về thiết bị của mình.
Tuy nhiên, việc chỉnh âm thanh hay hay dỡ còn tùy thuộc vào thẫm âm của người chỉnh, và kinh nghiệm cân chỉnh. Nếu có bất cứ khó khăn trong việc chỉnh âm thanh, chống hú, hoặc chưa nắm bắt được thiết bị, liên lạc ngay cho Vidia để được tư vấn qua hotline : 0902.799.186 nhé. Kỹ thuật viên Vidia sẽ tư vấn nhiệt tình- tận tâm- và không hề tốn phí nhé!